Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phản ứng gay gắt của Iran trước việc siêu tàu chở dầu bị bắt ở Gibraltar

(DS&PL) -

Iran lên án “sự can thiệp phi pháp” của Anh khi bắt giữ tàu dầu ở Gibraltar do nghi ngờ phương tiện này đang vận chuyển dầu thô cho Syria.

Iran lên án “sự can thiệp phi pháp” của Anh khi bắt giữ tàu dầu ở Gibraltar do nghi ngờ phương tiện này đang vận chuyển dầu thô cho Syria.

Tàu MT Grace 1 tại Gibraltar. Ảnh: timesofisrael.com

"Sau vụ Hải quân Anh can thiệp trái phép một tàu dầu của Iran ở eo biển Gibraltar, đại sứ nước này tại Tehran đã bị triệu tập đến Bộ Ngoại giao", phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Iran Abbas Moussavi cho biết. 

Trong một cuộc phỏng vấn ngắn trên truyền hình Iran, ông Mousavi nói vụ bắt giữ là "một kiểu cướp biển" và không dựa trên cơ sở pháp lý hay quốc tế nào. Ông đồng thời kêu gọi thả tàu ngay lập tức.

Ngoài ra, Cố vấn Anh ninh quốc gia Mỹ John Bolton hoan nghênh vụ bắt giữ. "Tin tuyệt vời: Anh đã bắt giữ siêu tàu Grace 1 chở dầu đến Syria vì vi phạm lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU). Mỹ và các đồng minh sẽ tiếp tục ngăn chặn các chính quyền ở Tehran và Damascus thu lợi từ hoạt động buôn bán bất hợp pháp này", ông Bolton viết trên Twitter.

Thủ tướng Anh Theresa May cũng ủng hộ động thái bắt giữ. Văn phòng của bà phát đi tuyên bố rằng Gibraltar đã gửi đi “thông điệp rõ ràng” rằng Anh sẽ không bỏ qua bất cứ hành động vi phạm lệnh trừng phạt nào.

Trước đó, vào sáng sớm 5/7, tàu chở dầu MT Grace 1 dài 330 m với trọng tải 300.000 tấn đã bị bắt bở cảnh sát và lực lượng bảo vệ bờ biển Gibraltar dưới sự hỗ trợ của Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh. Gibraltar là vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh.

Chiếc tàu này treo cờ Panama, do công ty IShips Management, có trụ sở tại Singapore, quản lý. Iran xác nhận sở hữu lô hàng trên tàu và triệu tập đại sứ Anh tại Tehran để phản đối việc bắt tàu "bất hợp pháp". Truyền thông nhà nước Iran khẳng định tàu đang chở dầu thô tới cảng Basra của Iraq.

Động thái của Anh diễn ra giữa bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Kể từ sau khi đưa Mỹ rút khỏi thỏa thuân hạt nhân với Iran, chính quyền Tổng thống Trump liên tiếp áp lệnh trừng phạt chống lại ngành xuất khẩu dầu mỏ chủ lực và nền kinh tế Iran nhằm gây áp lực tối đa buộc Tehran phải ngồi vào bàn đàm phán.

Kể từ cuối năm 2011, EU đã áp đặt các lệnh cấm nhằm vào Syria, trong đó có ngành sản xuất dầu mỏ và hoạt động đầu tư của nước này. Khoảng 227 quan chức, bao gồm cả các bộ trưởng trong Chính phủ Syria cũng nằm trong trừng phạt của EU, trong khi đó tài sản của khoảng 72 thực thể và tài sản của ngân hàng trung ương Syria tại EU cũng bị phong tỏa.

Mộc Miên (Theo Times Of Israel)

Tin nổi bật