Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phạm tội lần đầu là gì?

  • Thủy Tiên (T/h)
(DS&PL) -

Khái niệm "phạm tội lần đầu" trong pháp luật hình sự Việt Nam được hiểu như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện và chi tiết về khái niệm này.

Phạm tội lần đầu là gì?

Phạm tội lần đầu là một trong những tình tiết giảm nhẹ được cân nhắc trong việc xem xét đưa ra mức hình phạt với cá nhân có hành vi trái pháp luật.

Theo định nghĩa tại mục 4 phần I Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC của Toà án nhân dân tối cao ngày 7/4/2017, phạm tội lần đầu được hiểu như sau: Người phạm tội được coi là phạm tội lần đầu khi có căn cứ từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào. Trên thực tế, nếu người này đã có hành vi phạm tội, bị đưa ra Tòa xét xử và có bản án của Tòa nhưng đã được xóa án tích hoặc chưa bị kết án nhưng không còn đảm bảo về mặt thời hiệu để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tội sau thì chắc chắn sẽ không được coi là phạm tội lần đầu.

Để nêu lên cách hiểu đối với tình tiết phạm tội lần đầu thì Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP. Theo đó, Nghị quyết này đã hướng dẫn cách hiểu tại Khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết như sau: Trong quá trình tố tụng nếu đảm bảo yếu tố sau thì sẽ được coi là phạm tội lần đầu:

– Những cá nhân này trước đó chưa phạm tội lần nào;

– Có hành vi vi phạm pháp luật nhưng đảm bảo điều kiện được miễn trách nhiệm hình sự;

– Những đối tượng trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng;

– Trước đó đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích.

Theo quy định của Bộ Luật Hình sự năm 2015, người được xoá án tích coi như chưa bị kết án (khoản 1 điều 69). Trường hợp được coi là không có án tích theo quy định của BLHS bao gồm như sau:

+ Thứ nhất là người đương nhiên được xoá án tích và đến thời hạn có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp mà được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận là không có án tích (khoản 4 điều 70).

+ Thứ hai là người chưa thành niên có độ tuổi dưới 18 tuổi mà vi phạm và bị kết án thuộc một số trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 107 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);

Như vậy đã có sự khác nhau trong định nghĩa phạm tội lần đầu ở Công văn giải đáp và Nghị quyết của TANDTC, quy định ở Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP nhìn chung có lợi hơn cho người phạm tội hơn so với giải thích ở Công văn.

Phạm tội lần đầu là một trong những tình tiết giảm nhẹ được cân nhắc trong việc xem xét đưa ra mức hình phạt với cá nhân có hành vi trái pháp luật. Ảnh minh họa 

Chế tài xử phạt đối với người phạm tội lần đầu

Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Bộ luật Hình sự năm 2015, một chính sách hình sự được áp dụng là "không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng". Tuy nhiên, trong phần tội phạm cần quy định ít nhất hai loại hình phạt đối với tội phạm ít nghiêm trọng do vô ý. Thế nhưng, trong trường hợp Tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý công trình giao thông (là tội ít nghiêm trọng do vô ý), khoản 1 Điều 281 của Bộ luật Hình sự chỉ quy định một hình phạt duy nhất là "tù từ 6 tháng đến 3 năm".

Vì vậy, với người có nơi cư trú rõ ràng và bị tuyên bố lần đầu phạm Tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý công trình giao thông mà không thuộc trường hợp được miễn hình phạt, không có hình phạt cụ thể để áp dụng cho họ. Tình huống này tạo ra một sự mâu thuẫn trong việc áp dụng hình phạt đối với tội phạm ít nghiêm trọng do vô ý và đặt ra câu hỏi về tính công bằng và hiệu quả của chính sách hình sự hiện hành.

Để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả trong hệ thống pháp luật, cần xem xét điều chỉnh quy định về hình phạt cho tội phạm ít nghiêm trọng do vô ý, đồng thời đưa ra các phương án pháp lý khác như cải tạo không giam giữ, phạt tiền, cảnh cáo, hoặc các biện pháp giáo dục và hỗ trợ để đảm bảo rằng người phạm tội lần đầu nhận được sự đối xử công bằng và cơ hội để hòa nhập lại với xã hội.

Theo quy định, "Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng" có thể được áp dụng như một tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội phạm (bao gồm tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng). Tuy nhiên, để được áp dụng tình tiết này, tội phạm mà người đó thực hiện phải thuộc trường hợp ít nghiêm trọng.

Tin nổi bật