Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phạm Công Danh nói không nhớ nguồn 3,2 tỷ đồng chi trả "công, thưởng"

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Khi VKS hỏi về khoản tiền 3,2 tỷ đồng chi trả "công, thưởng" cho Phan Thành Mai lấy từ khoản nào, Phạm Công Danh nói không nhớ

(ĐSPL) - Khi VKS hỏi về khoản tiền 3,2 tỷ đồng chi trả "công, thưởng" cho Phan Thành Mai lấy từ khoản nào, Phạm Công Danh nói không nhớ.

Theo báo Tiền Phong đăng tải, sáng ngày thứ 5 phiên tòa xét xử ‘đại án’ gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB), HĐXX TAND TP.HCM tiếp tục phần thẩm vấn các bị cáo và người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan. Kết thúc buổi sáng, Tòa vẫn chưa xét hỏi Phạm Công Danh (Chủ tịch VNCB) – chủ mưu vụ án này.

Phiên tòa xét xử ngày 25/7 (Ảnh: VOV)

Đến phiên xử chiều nay, khi đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa đang xét hỏi bị cáo Phan Thành Mai (tổng giám đốc VNCB) liên quan ‘phi vụ Corebanking’ mà Phạm Công Danh và các đồng phạm gây thiệt hại cho VNCB 63 tỷ đồng, VKS bất ngờ cho Phạm Công Danh đứng tại chỗ trả lời xét hỏi.

Trả lời VKS về câu hỏi khoản tiền 3,2 tỷ đồng chi trả "công, thưởng" cho Phan Thành Mai lấy từ khoản nào, Phạm Công Danh nói không nhớ. VKS nói rằng phiên tòa còn dài, VKS cho Phạm Công Danh "nợ" câu trả lời và sẽ trả lời VKS trong những ngày tới.

Trước đó, trong phần xét hỏi Phan Thành Mai, Mai cho biết là biết Phạm Công Danh từ cuối năm 2012. Từ ngày 7/2/2013, bị cáo chính thức làm phó tổng VNCB.

Biết tình trạng tài chính của VNCB quá xấu, muốn trả tiền vay khách hàng phải huy động tiền từ các chi nhánh về, mất rất nhiều ngày.

Phạm Thành Mai đã biết VNCB có Chủ trương tái cơ cấu, bị cáo đã triển khai Đề án ‘Corebanking’ mà không có hợp đồng dịch vụ nào với Danh và VNCB. “Bị cáo chỉ là làm bằng trách nhiệm và mong muốn thực hiện, sau khi hoàn thành thì được Danh trả công, thưởng  3,2 tỷ đồng” – Mai khai với HĐXX.

Cũng trong buổi chiều xét xử, Tòa đã xét hỏi Thái Minh Thanh (định giá viên Cty VNCB AMC) và Đặng Đình Tuấn (phó phòng Cty VNCB AMC) liên quan tới chứng thư mà các bị cáo này thực hiện.

Trả lời HĐXX, Thái Minh Thanh xác nhận có thực hiện 5 Chứng thư, bị cáo không biết các bên có ký hợp đồng không, bị cáo là giám định viên chỉ làm chuyên môn.

Thái Minh Thanh nói rằng mục đích của Chứng thư có giá trị 3 tháng này là để vay tiền, giá trị vay có thể thấp hơn.

Theo bị cáo Thanh, ban đầu giá đất ở khu sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) là 64 triệu/m2, căn cứ bình thường đất ở, không có xây dựng gì. Còn giá trị 178 triệu đồng/m2 thì cần có quy hoạch và bị cáo thấy trong sổ đỏ khu đất có ghi ‘Khu phức hợp’.

Thanh cũng nói rằng có đề xuất xuống kiểm tra, nhưng không được lãnh đạo chấp nhận và nói bị cáo chỉ xem qua internet.

Trả lời HĐXX, Đặng Đình Tuấn nói rằng cáo trạng không đúng khi cho rằng bị cáo làm Thẩm định giá khu đất Chi Lăng (Đà Nẵng), Chứng thư định giá chứ không phải Thẩm định giá. Ngoài ra Tuấn cũng nói rằng mình là phó phòng phụ trách phòng chứ không phụ trách công ty được như cáo trạng ghi.

Đặng Đình Tuấn cũng viện dẫn sai phạm của mình là do bị cáo nghỉ đây là chủ trương xây khu phúc hợp của Đà Nẵng cho Thiên Thanh xây dựng, từ đó bị cáo giả định khu đất theo giá khu phúc hợp, tăng giá trị quyền sử dụng khu đất. “Mong tòa xem xét hành vi, bị cáo làm theo phương pháp, sai sót là do năng lực, nhận thức” – Đặng Đình Tuấn nói.

Theo VOV, trong sáng ngày 25/7, tòa thẩm vấn Mai Hữu Khương – cựu GĐ VNCB chi nhánh Sài Gòn liên quan đến hành vi vi phạm quy định về cho vay. Theo Khương, để thực hiện các hợp đồng tín dụng, Tập đoàn Thiên Thanh đưa ra tài sản đang thế chấp cho Ngân hàng BIDV - là tài sản là các lô đất thuộc Sân Vận động Chi Lăng, Đà Nẵng.

Tại cuộc họp, ông Danh chỉ đạo vay VNCB để trả cho BIDV. Cựu giám đốc cho rằng, nếu dùng phương án vay VNCB sẽ trùng với phương án vay tại BIDV. Phương án vay không phù hợp với quy định của NHNN. Về giá trị thế chấp tài sản cao hơn nhiều so với thế chấp tại BIDV, Khương cho hay là do Phạm Công Danh đưa ra.

Theo Khương, bên Tập đoàn Thiên Thanh gửi hồ sơ vay vốn, mục đích vay vốn để hợp thức hóa kinh doanh vật liệu xây dựng. Cách thức này trùng với phương án BIDV. Khương trình bày, VNCB giải ngân số tiền này cho hơn 10 công ty của Tập đoàn Thiên Thanh (Đây là tập đoàn thuộc sở hữu của Phạm Công Danh).

Chủ tọa “truy vấn”: Vậy việc vay tiền trước đó ở BIDV cũng chỉ là hình thức, không có thật?. Câu hỏi của chủ tọa được Mai Hữu Khương thừa nhận.

Trong việc sử dụng tài sản là các lô đất thuộc Sân Vận động Chi Lăng, Đà Nẵng, các bị cáo đã có hành vi nâng khống giá trị tài sản đảm bảo lên nhiều lần so với giá thực tế các lô đất.

Bị cáo Khương cho rằng, được sự chỉ đạo của Phạm Công Danh, các bị cáo trong hành vi liên quan đã nâng giá trị lên gấp 4 lần để vay khoảng 5000 tỷ đồng. Còn bị cáo Bạch Quốc Hào – PGĐ Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản VNCB trình bày, nâng giá trị lô đất là tài sản hình thành trong tương lai. Ngay lập tức chủ tọa truy vấn: “Vậy khoản vay này hình thành trong tương lai?”. Câu hỏi của chủ tọa khiến Bạch Quốc Hào lúng túng, trả lời không đúng trọng tâm.

Trước đó, tháng 9/2014, VNCB định giá tài sản này trị giá hơn 2600 tỷ đồng. Trong khi đó, các bị cáo đã nâng khống số tiền định giá hơn 8500 tỷ đồng.

NINH LAN (Tổng hợp)
Nguồn nguoiduatin

Tin nổi bật