Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phạm Công Danh "mời" nhiều bảo vệ, nhân viên rửa xe làm giám đốc

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Dự kiến phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Phạm Công Danh sắp diễn ra. Tuy nhiên có một tình tiết khá thú vị là nhiều bảo vệ, nhân viên rửa xe được làm giám đốc

(ĐSPL) - Theo dự kiến phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Phạm Công Danh sẽ diễn ra ngày 19/7 tới. Tuy nhiên có một tình tiết khá thú vị là nhiều bảo vệ, nhân viên rửa xe được vị cựu chủ tịch này mời làm giám đốc các công ty. Thực chất là để làm pháp nhân lập hồ sơ vay tiền ngân hàng.

Giám đốc các công ty là nhân viên bảo vệ, rửa xe

Theo tin tức trên báo Dân trí đăng tải, hầu hết số công ty mà Danh nhờ nhân viên của mình và người quen của nhân viên lập ra là các doanh nghiệp bình phong, không có hoạt động thực chất mà chỉ được thành lập để vay tiền của VNCB cho Danh tiêu xài.

Các công ty này không có nhân viên mà chỉ có 1 giám đốc. Giám đốc này không hoạt động nghiệp vụ mà chỉ ký hồ sơ vay tiền (do Danh chỉ đạo soạn sẵn) và đến tháng lãnh lương từ 5 – 10 triệu đồng do Danh trả.

Ông Phạm Công Danh "mời" nhân viên rửa xe, bảo vệ làm giám đốc công ty  (Ảnh: Vnexpress)

Cụ thể, bị can Nguyễn Tấn Thành, Giám đốc Công ty Thành Trí, thực chất là bảo vệ của Tập đoàn Thiên Thanh. Khoảng tháng 5/2012, Thành được nhờ đứng tên làm Giám đốc công ty Thành Trí. Khoảng đầu năm 2014, Thành được gọi lên trụ sở để ký hồ sơ vay số tiền 330 tỷ đồng. Trong thời gian đứng tên làm giám đốc, thành nhận tổng cộng 240 triệu đồng tiền lương.

Bị can Trần Thanh Tùng, giám đốc Công ty Thanh Quang, cũng là nhân nhân viên bảo vệ Tập đoàn Thiên Thanh. Khoảng tháng 5/2012, Tùng được đề nghị đứng tên Giám đốc công ty Thanh Quang. Khoảng tháng 02/2014, Tùng đến VNCB để ký hồ sơ vay 450 tỷ đồng. Trong thời gian đứng tên giám đốc, Tùng cũng nhận được 240 triệu đồng tiền lương.

Bị can Nguyễn Hữu Duyên, giám đốc Công ty Quang Đại, vốn là nhân viên rửa xe của Tập đoàn Thiên Thanh. Khoảng tháng 5/2012, Duyên được đề nghị đứng tên Giám đốc công ty Quang Đại. Khoảng đầu năm 2014, Duyên đến ngân hàng để ký hồ sơ vay 380 tỷ đồng của VNCB. Trong thời gian đứng tên giám đốc, Duyên cũng được nhận khoảng 200 triệu đồng tiền lương.

Bị can Bùi Thị Hà Thu, giám đốc Công ty Đại Hoàng Phương, cũng là nhân viên tại Tập đoàn Thiên Thanh. Khoảng đầu tháng 12/2010, Thu được nhờ đứng tên Giám đốc Công ty Đại Hoàng Phương. Khoảng đầu năm 2012, Thu được gọi về Tập đoàn Thiên Thanh để ký hồ sơ vay 280 tỷ đồng của VNCB cho Danh. Trong thời gian đứng tên giám đốc, Thu nhận được hơn 390 triệu đồng tiền lương.

Các bị can còn lại nguyên là “giám đốc” còn lại như Nguyễn Minh Quân, Nguyễn Văn Cường, Hồ Thị Đi, Vưu Thị Diệu, Nguyễn Quốc Thịnh... đều là bảo vệ, nhân viên hoặc người nhà của nhân viên tập đoàn Thiên Thanh. Tất cả đều được nhờ đứng tên và ký hồ sơ vay tiền giùm cho Danh.

Lập hồ sơ "ma" để rút hàng nghìn tỷ

Tờ Vietnamnet đưa tin, sau khi được chấp thuận chủ trương phương án tái cơ cấu, VNCB bị đặt vào tình trạng kiểm soát, mọi giao dịch có giá trị từ 5 tỉ đồng trở lên đều phải có ý kiến của Tổ giám sát - Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Tuy nhiên, do cần tiền để chi trả lãi ngoài chăm sóc khách hàng, chi trả nợ cho công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh, ông Danh lợi dụng nắm quyền chi phối và kiểm soát đã chỉ đạo cấp dưới lập các hồ sơ khống để vay tiền, rút tiền của VNCB. Phạm Công Danh cùng 35 bị cáo trong vụ án này đã thực hiện các hành vi phạm tội, gây thiệt hại cho VNCB hàng nghìn tỉ đồng.

Trong thời gian từ 28/12/2012 đến 11/3/2014, do cần tiền trả nợ, Danh đã tổ chức nhiều cuộc họp để chỉ đạo cấp dưới sử dụng pháp nhân của 12 công ty thuộc tập đoàn Thiên Thanh, xây dựng các bộ hồ sơ kinh doanh, mua bán vật liệu khống, phương án trả nợ khống, lập các biên bản họp HĐQT không có thật.

Ngoài ra, ông Danh còn chỉ đạo 15 cá nhân là nhân viên của Thiên Thanh, chuyển khoản hoặc rút tiền mặt 4.700 tỉ đồng để trả nợ cho BIDV 2.600 tỉ đồng và làm việc cá nhân khác.

Như vậy, chỉ tính riêng trong vụ án này, Phạm Công Danh và các bị cáo đã gây thiệt hại hơn 9.000 tỉ đồng cho VNCB chỉ trong vòng 17 tháng. Con số này vẫn còn lớn hơn rất nhiều, bởi quá trình điều tra, CQĐT Bộ Công an đã tách hồ sơ một số vụ án khác mà Danh cùng đồng phạm cũng gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng để tiếp tục điều tra.

HÀ THẢO (Tổng hợp)

Nguồn: Nguoiduatin

Tin nổi bật