Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phải làm rõ vì sao rời nhà trẻ, bé gái 13 tháng tuổi chấn thương

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Rời nhà trẻ tự phát, gia đình bé Nguyễn Thị Thu N. (13 tháng tuổi, Quảng Ngãi) đau đớn khi phát hiện cháu bé bị hôn mê sâu, tím tái, khó thở buộc phải nhập viện

(ĐSPL) - Rời nhà trẻ tự phát, gia đình bé Nguyễn Thị Thu N. (13 tháng tuổi, Quảng Ngãi) đau đớn khi phát hiện cháu bé bị hôn mê sâu, tím tái, khó thở buộc phải nhập viện khẩn cấp.

Bé gái 13 tháng tuổi bị chấn thương

Vào sáng ngày 3/1, bà Trần Thị Thanh Cẩm (Phó chủ tịch UBND phường Lê Hồng Phong, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, chính quyền địa phương vừa nhận được đơn trình báo về việc một bé gái 13 tháng tuổi bị chấn thương sau khi đi học ở một nhà giữ trẻ tư nhân. "Nơi xảy ra vụ việc là 1 nhà trẻ tự phát trên địa bàn phường. Chủ nhà trẻ có nhận giữ 3 trẻ. Trong đó có 2 trẻ là con cháu trong nhà và cháu Nguyễn Thị Thu N. Sau khi nhận được phản ánh, công an phường đã mời các bên lên làm việc, đồng thời đóng cửa nhà trẻ này. Hiện, vụ việc đã được Công an TP. Quảng Ngãi tiếp tục điều tra", lãnh đạo phường Lê Hồng Phong cho hay.

Thông tin ban đầu, ngày 23/12/2016, chị Nguyễn Thị Vân Trang đưa con gái Nguyễn Thị Thu N. (SN 2015) đến điểm gửi trẻ tại nhà cô Ngô Thị Anh Đào (phường Lê Hồng Phong, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi).

Trưa cùng ngày, cô Đào đưa cháu N. đi cấp cứu tại khoa cấp cứu, bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi trong tình trạng nguy kịch. Khi được hỏi nguyên nhân vụ việc, cô Đào nói với các bác sĩ cháu N. bị sặc thức ăn.

Cháu N. bị chấn thương sau khi rời nhà trẻ khiến gia đình anh Tuấn, chị Trang vô cùng bức xúc

Sau khi sơ cứu xong, nhận định tình trạng của bệnh nhi khá nguy kịch, nên các bác sĩ yêu cầu phải cho cháu N. nhập viện để điều trị. "Cấp cứu xong, các bác sĩ yêu cầu cho con tôi nhập viện, nhưng cô Đào nhất quyết không đồng ý. Cô Đào còn tự mạo nhận với bác sĩ là mẹ của cháu N. và xin đưa con tôi về để chuyển viện tuyến trên. Thấy không thể thuyết phục cô Đào, nên bệnh viện phải cho cô Đào ký vào biên bản xuất viện với tư cách là mẹ của con tôi và sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm", mẹ cháu N. kể.

Cần phải điều tra làm rõ

Gia đình còn cho biết, sau khi đưa cháu N. ra khỏi bệnh viện, vợ chồng cô Đào ôm cháu về lại nhà trẻ và để mặc cháu nằm tại đây. Đến khoảng 4h chiều ngày 23/12, cô Đào điện thoại cho anh Nguyễn Duy Tuấn (chồng chị Trang) đến đón con. "Lúc tôi đưa con đến bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi, ngoài những biểu hiện như vợ tôi kể trên thì cháu còn bị co giật và khó thở. Tại đây, các bác sĩ la rằng: "Tại sao lúc trưa cấp cứu đã bảo nhập viện cho cháu mà nhất quyết mang cháu về giờ lại đem lên đây để cháu nguy kịch hơn(?!)". Đến nơi, anh Tuấn thấy con gái mình cả người bị tím tái, sốt cao và có triệu chứng méo miệng. Bố cháu bé vội đưa con đến phòng khám đa khoa, nhưng nhận thấy sức khỏe cháu quá nguy kịch nên phòng khám không nhận và bảo phải đưa cháu đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi.

"Sau đó, bệnh viện đưa ra bản cam kết mà trước đó cô Đào đã viết. Lúc này gia đình tôi mới hoảng hốt vì không hề biết chuyện con mình đã được đưa đi cấp cứu trước đó…", anh Tuấn kể tiếp.

Sau khi cấp cứu tại đây, thấy sức khỏe của cháu quá yếu nên bệnh viện đã chuyển cháu ra bệnh viện phụ sản nhi TP. Đà Nẵng để cứu chữa. Trên đường chuyển ra Đà Nẵng, cháu bé liên tục nôn mửa, sốt, co giật và dần hôn mê sâu.

Từ kết quả chụp CT, X-Quang,các bác sĩ thông báo cháu bị chấn thương, tụ máu bầm trong não, tụ máu bầm cột sống và bị liệt 1 bên. Sau nhiều lần chụp CT, bác sĩ thông báo không thể mổ vì sức khỏe cháu quá yếu.

Đến ngày 26/12/2016, tình trạng của cháu N. nặng hơn vì não đã bị phù, suy hô hấp nặng, khả năng sống rất thấp. Bác sĩ buộc phải can thiệp sâu cháu mới thở được vì cháu không thể thở oxy so với khi mới nhập viện. Phía gia đình chị Trang, anh Tuấn đã gửi đơn lên cơ quan chức năng để trình báo sự việc liên quan đến cơ sở giữ trẻ của cô Ngô Thị Anh Đào. Hiện cháu N. vẫn chưa thể nhận biết được gì và liên tục rơi vào tình trạng hôn mê.

Hiện nay, tại nhiều địa phương, các nhóm dạy trẻ không phép tăng nhanh, đơn vị quản lý không kiểm soát kịp. Nhiều lớp trẻ tự phát thiếu chuyên môn đã để lại hậu quả khôn lường đối với trẻ, gây bức xúc xã hội. Vậy tại sao có lớp trẻ tự phát? Ai chịu trách nhiệm? Chúng tôi đã trao đổi với Thứ trưởng bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa về vấn đề này.

Theo bà Nghĩa, nguyên nhân một phần là do các trường công lập thiếu cơ sở vật chất, số lượng giáo viên chưa đáp ứng đủ. Mặt khác, thời gian đón và trả trẻ được quy định theo giờ hành chính nên không phù hợp với điều kiện làm việc theo ca kíp của các phụ huynh là công nhân. Một số trường tư thục có chất lượng thì mức thu học phí cao so với thu nhập của công nhân lao động. Việc quy hoạch xây dựng các KCN, khu chế xuất lại chưa quan tâm dành đất xây dựng trường mầm non. Vì vậy, phụ huynh thường tìm đến các nhóm lớp tư thục với mức học phí rẻ, thời gian trông giữ trẻ linh hoạt, tiện lợi cho việc đưa đón con... Bên cạnh nhiều nhóm lớp được cấp phép, vẫn còn không ít nhóm lớp được mở ra tự phát, chưa được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập. Chính các cơ sở nhóm lớp này đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho trẻ. Việc giải quyết bất cập, khó khăn này cần được nhìn nhận khách quan, từ nhiều phía. Trước hết, phụ huynh có con gửi trẻ cần phải tìm hiểu, xem xét thật kỹ trước khi gửi con mình đến nhóm lớp, đừng chỉ vì tiện, rẻ, mà gửi con thiếu suy tính. Thứ 2, là trách nhiệm của chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, khu dân cư trong việc giám sát, phát hiện kịp thời những nhóm lớp mở chui; đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về các kiến thức, kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ khoa học; công khai trên các phương tiện truyền thông các nhóm lớp được cấp phép để phụ huynh biết và lựa chọn.

Việc kiểm tra, cấp phép của UBND xã, phường phải tuân thủ chặt chẽ theo các quy định hiện hành. Các cấp quản lý giáo dục phải chủ động phối hợp với chính quyền trong việc kiểm tra và kiên quyết trong xử lý vi phạm. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của gia đình, của các ban ngành, đoàn thể khu dân cư trong việc giám sát, phát hiện kịp thời những nhóm lớp mở chui; đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về các kiến thức, kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ khoa học; công khai trên các phương tiện truyền thông các nhóm lớp được cấp phép để phụ huynh biết và lựa chọn. Việc kiểm tra, cấp phép của UBND xã, phường phải tuân thủ chặt chẽ theo các quy định hiện hành. Các cấp quản lý giáo dục phải chủ động phối hợp với chính quyền trong việc kiểm tra và kiên quyết trong xử lý vi phạm. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của gia đình, của các ban ngành, đoàn thể và toàn xã hội, ngành giáo dục mong muốn các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp cùng quan tâm chung tay khắc phục những bất cập trên, đảm bảo sự an toàn cho trẻ

HÀ ANH

Tin nổi bật