Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ông Biden sắp cạn thời gian, Mỹ bế tắc trong vấn đề Trung Đông

  • Phương Uyên (T/H)
(DS&PL) -

Khi chỉ còn vài tháng nữa sẽ kết thúc nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Trung Đông.

Trong bài phát biểu cuối cùng của mình trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 70 tại New York hôm 24/9, Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh "Mỹ không được rút lui khỏi các cuộc xung đột trên thế giới" khi ám chỉ về việc Israel và các chiến binh Hezbollah ở Lebanon đang tiến gần đến một cuộc chiến tranh toàn diện, bên cạnh chiến dịch đẫm máu của Israel chống lại Hamas ở Gaza đã gần tròn 1 năm và cuộc xung đột Ukraine vẫn chưa rõ hồi kết.

Ngày 23/9, Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ gửi thêm một số lượng nhỏ quân đội Mỹ đến Trung Đông để bổ sung cho khoảng 40.000 quân đang có mặt trong khu vực. Trong khi đó, Nhà Trắng vẫn khẳng định Israel và Hezbollah vẫn còn thời gian để lùi lại và hạ nhiệt.

"Chiến tranh toàn diện không có lợi cho bất kỳ ai. Mặc dù bạo lực đang leo thang nhưng giải pháp ngoại giao là con đường duy nhất dẫn đến hòa bình", ông Biden một lần nữa nhấn mạnh. Ông cũng cho rằng giải pháp hai nhà nước với một Nhà nước Palestine độc lập, nơi người Palestine có thể chung sống hòa bình, là cách duy nhất để đảm bảo hòa bình lâu dài.

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Reuters

Trong những nỗ lực trước khi rời nhiệm sở, ông Biden nhắc lại lời kêu gọi các bên cần đạt được thỏa thuận ngừng bắn và thả con tin, nói rằng đã đến lúc "chấm dứt cuộc chiến này", ngay cả khi triển vọng ấy đang dần tan biến khi cuộc xung đột ngày càng lan rộng.

Suốt 1 năm qua, Tổng thống Biden chật vật giữa một bên là nhiệm vụ bảo vệ đồng minh Israel trước lực lượng Hamas ở Dải Gaza ở Hezbollah ở Lebanon, một bên là phải khống chế thương vong của dân thường và ngăn cuộc chiến lan ra khắp Trung Đông.

Hết lần này đến lần khác, Tổng thống Biden gặp phải những trở ngại về chiến lược, mới nhất là việc Israel từ chối thỏa thuận ngừng bắn trong 21 ngày với Hezbollah mà Mỹ và Pháp đề xuất. “Điều chúng ta đang nhìn thấy là những hạn chế về sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông”, Jonathan Panikoff, cựu quan chức tình báo quốc gia của Mỹ về Trung Đông, nhận xét.

Có lẽ ví dụ rõ ràng nhất là việc ông Biden chần chừ thể hiện công cụ có thể gây sức ép với Israel, với vai trò là nước cung cấp vũ khí hàng đầu và đóng vai trò như tấm khiên ngoại giao cho Israel tại Liên Hợp Quốc, để ép Thủ tướng Benjamin Netanyahu phải nghe theo ý Washington.

Trong gần 1 năm Mỹ nỗ lực dàn xếp, thỏa thuận ngừng bắn và trao trả con tin giữa Israel và Hamas mà vẫn chưa đạt được đột phá nào. Các quan chức Mỹ đổ lỗi cho Hamas khiến đàm phán thất bại, nhưng một số cũng nói đến việc ông Netanyahu thay đổi đỏi hỏi.

Trong 9 chuyến đi của Ngoại trưởng Antony Blinken đến Trung Đông kể từ ngày 7/10/2023, nhà ngoại giao Mỹ nhiều lần thể hiện việc ông không tìm thấy quan điểm chung với các lãnh đạo Israel.

Trong một lần vào tháng 11 năm ngoái, khi phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Blinken thúc giục Israel dừng chiến dịch tấn công quân sự ở Dải Gaza để cho phép đưa hàng viện trợ nhân đạo vào cho người Palestine ở vùng đất bị bao vây. Chỉ một lúc sau, Thủ tướng Netanyahu gạt bỏ ý tưởng này trong bài phát biểu trên truyền hình, cho biết ông đã nói rõ với Ngoại trưởng Blinken rằng Israel sẽ tiếp tục chiến dịch với “lực lượng đầy đủ nhất”.

Tin nổi bật