Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nước uống năng lượng có thể gây co giật nếu lạm dụng khi tập thể dục

(DS&PL) -

Nước uống năng lượng khá quen thuộc với nhiều người vì có thể giảm tải căng thẳng, mệt mỏi khi thể dục, học tập. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng thì nó lại gây hại khôn lường

Nước uống năng lượng khá quen thuộc với nhiều người vì có thể giảm tải căng thẳng, mệt mỏi khi thể dục, học tập. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng thì nó lại gây hại khôn lường.

Dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên Trường Đại học Y Dược TP HCM chia sẻ trên báoVnExpress, nước uống năng lượng thường có dạng hỗn hợp đóng chai hoặc lon, giúp người dùng tỉnh táo, tập trung, tăng cường sức mạnh thể chất và sức chịu đựng.

Có rất nhiều thành phần trong thức uống tăng năng lượng. Tuy nhiên, các thức uống năng lượng hầu hết có chứa ít nhất một vài thành phần giống nhau như caffeine, glucose (đường), acid amin, vitamin, khoáng chất, thảo mộc, carnitine, ephedrine, một số các hóa chất và phụ gia khác.

Ngoài ra, một lon thức uống năng lượng có dung tích 300 ml giúp bổ sung nhiều khoáng chất tốt và không gây tác hại đáng kể. Tuy nhiên, uống nhiều hơn hai lon một ngày sẽ gây áp lực lên động mạch, tăng lượng đường trong máu, chóng mặt, bồn chồn, co giật, thậm chí đột quỵ vô cùng nguy hiểm.

Nước uống năng lượng không tốt nếu lạm dụng quá nhiều

Thành phần caffeine trong thức uống năng lượng là chất gây hưng phấn chống lại cơn buồn ngủ. Dược sĩ Phụng khuyến cáo, nên sử dụng ở liều thấp, tránh gây tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến huyết áp và tim mạch.

Bên cạnh đó, vitamin chứa trong nước uống năng lượng không thể thay thế vitamin tự nhiên từ thực phẩm. Vì thế, nếu sử dụng nước uống năng lượng dài ngày sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Thậm chí nó còn kèm theo chứng mất ngủ, khó chịu và trầm cảm.

Cafein chứa trong thức uống năng lượng giống như bất kỳ chất kích thích khác đều làm cạn kiệt hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó, cafein còn gây ra kích ứng. Nhiều đồ uống năng lượng có chứa lượng lớn vitamin B, có thể gây kích thích thần kinh. 

Bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cũng cho biết, 6% carbohydrate (khoảng 14 g carbohydrate cho mỗi 250 ml nước) là tối ưu để bù dịch và năng lượng cho cơ thể. Khi tập luyện ít hơn một giờ, không có khác biệt giữa người uống nước chứa carbohydrate so với người uống nước thường.

Người tập luyện thể thao không cần thiết bổ sung vitamin và khoáng chất khi đã có năng lượng từ nhiều nguồn thức ăn. Cần cân nhắc lượng vitamin nạp vào cơ thể, nếu lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến thận và sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác.

An Dương (t/h)

Tin nổi bật