Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nóng bức mấy cũng đừng lạm dụng rau má kẻo rước họa vào thân

(DS&PL) -

Mùa hè nóng bức uống cốc nước rau má giải nhiệt thật sảng khoái. Tuy nhiên, việc lạm dụng cũng đem lại những hậu quả vô cùng đáng sợ cho sức khỏe.

Mùa hè nóng bức uống cốc nước rau má giải nhiệt thật sảng khoái. Tuy nhiên, việc lạm dụng cũng đem lại những hậu quả vô cùng đáng sợ cho sức khỏe.

Lợi ích của rau má

Rau má vốn được coi là thực phẩm lành tính nên được sử dụng trong việc chế biến thức ăn và nước uống giải khát rất phổ biến. Hơn nữa, loại rau này chưa được trồng phổ biến, vẫn còn là rau mọc hoang nên nhiều người cho rằng chúng rất an toàn, sạch sẽ.

Theo Đông y, rau má có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Quả thật, theo Đông y, rau má có vị đắng, tính mát, tác dụng giải nhiệt, giải độc, sữa mụn nhọt, vàng da, vàng mắt, sốt, lên sởi... Loại rau này còn được dùng để hạ huyết áp, giúp lưu thông máu, nhất là ở vùng tĩnh mạch và mao mạch.

Các thầy lang thời xưa dùng rau má để chữa các bệnh như vẩy nến, eczema, nhiễm trùng đường hô hấp, mệt mỏi, sốt, cảm lạnh, viêm gan, động kinh và cả bệnh giang mai.

Theo y học hiện đại, rau má có thể sử dụng để chống lại sự lão hóa của da, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da. Vì vậy, có thể dùng chiết xuất của loại rau này trong những ứng dụng làm đẹp.

Ngoài ra, rau má có thể dùng để chống loét dạ dày, kháng virus, kháng nấm.

Tuy nhiên, chính vì có dược tính cao, tình hàn cao nên không nên lạm dụng rau má. Nếu dùng nhiều rau má có thể dẫn đến nhưng hậu quả xấu như sau:

Ảnh hưởng đến tiêu hóa

Rau má có tính hàn, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy nhẹ. Rau má thường được uống sống nên quá trình chế biến nếu không đảm bảo vệ sinh cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa cho người dùng.

Gây nhức đầu, mất ý thức thoáng qua

Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy uống thuốc hay nước rau má nhiều quá có thể bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua… Bên cạnh đó, vì rau má có tính hàn nên nếu đang bị đầy bụng, tiêu chảy phải cẩn thận khi dùng, nên ăn kèm với vài lát gừng cho ấm bụng và trung hòa tính hàn của rau.

Giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai

Phụ nữ nếu dùng rau má lâu ngày có thể làm giảm khả năng mang thai. Loại rau này cũng gây nguy cơ sảy thai nếu sử dụng trong thai kì.

Vì thế, phụ nữ đang trong thời kỳ sinh nở và phụ nữ có thai không nên dùng nhiều loại rau này.

Làm giảm tác dụng của thuốc

Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm… Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.

Làm tăng cholesterol và lượng đường trong máu

Rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.

Dùng bao nhiêu rau má thì đủ?

Canh rau má là món phổ biến ở miền trung.

Học viện Y tế tại Hoa Kỳ và châu Âu đã đưa ra khuyến cáo rằng rau má mặc dù an toàn nhưng không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, những người mắc bệnh gan hoặc có tiền sử các bệnh tổn thương da, ung thư không nên dùng.

Lượng dùng cho một ngày của một người bình thường được các nhà khoa học khuyên dùng là 1 cốc nước rau má, tương đương 40g rau má rở lại.

Tuy nhiên, không nên dùng liên tục quá 1 tháng. Nếu muốn tiếp tục dùng thì nghỉ tối thiểu nửa tháng rồi mới dùng lại.

Phụ nữ có thai không nên dùng rau má hàng ngày.

Một số bài thuốc từ rau má

Chữa mụn nhọt: Rau má 50g, lá gấc 50g. Cách dùng: Rửa cả hai thứ thật sạch, giã nhỏ, cho ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ đau rồi băng lại. Ngày thay thuốc hai lần. Đắp đến khi khỏi.

Chữa vàng da, vàng mắt: Rau má 50g, lá ngải cứu 50g. Đem hai thứ rửa sạch, đun nước uống hàng ngày.

Chữa kiết lỵ: Bài 1 (rau má 150g, muối ăn 10g). Rửa rau má thật sạch, để ráo nước, cho vào cối sạch, bỏ muối vào, giã thật nhỏ, sau chế thêm một bát nước sôi, quấy đều, để lắng, gạn lấy nước trong uống. Người lớn uống cả một lần, trẻ em tuỳ theo tuổi mà giảm liều lượng. Khi uống thuốc nên ăn cháo, kiêng các thứ khó tiêu, kiêng mỡ, các thức ăn tanh, cay, nóng; Bài 2, rau má, rễ cây ngải cứu, rễ cỏ may, rễ mơ lông, liều lượng bốn vị bằng nhau (khoảng 100g), sao vàng, hạ thổ, sắc uống ngày hai lần cho tới khi khỏi.

Chữa chảy máu cam: Rau má giã nhỏ, vắt lấy nước, uống mỗi ngày 2 – 3 lần trong 5 ngày liền.

Chữa sốt xuất huyết nhẹ tại nhà: Rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g, lá và bông mã đề 20g (hay lá cối xay, rễ cỏ tranh). Đem các vị rửa sạch, giã nhỏ, cho nước sôi vào vắt lấy nước uống, hoặc sắc uống.

Rôm sẩy không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn có thể gây biến chứng viêm cầu thận, nhiễm trùng lan rộng rất nguy hiểm. Đông y có vài bài thuốc trị rôm sảy mang lại kết quả tốt.

Minh Khôi (T/h)

Tin nổi bật