Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nợ xấu: "Con nợ" vẫn "hoành tráng" đi du lịch nước ngoài

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Nợ xấu đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia kinh tế. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân cố tình không trả nợ, thậm chí, họ còn vô tư đi du lịch

(ĐSPL) - Nợ xấu đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia kinh tế. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân cố tình không trả nợ, thậm chí, họ còn vô tư đi du lịch nước ngoài, thay xe sang liên tục...

80\% nợ xấu rơi vào các doanh nghiệp nhà nước lớn

Tại hội thảo về “giảm trừ và giải quyết nợ xấu” dưới góc nhìn pháp lý đã diễn ra tại Hà Nội (do Hội Luật gia Việt Nam và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức), Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh cho biết, với 300.000 tỷ đồng nợ xấu không phải vấn đề lớn, khi các ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro được 150.000 tỷ đồng, số còn lại Cty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) có thể xử lý được.

“Trong số 13.500 án dân sự liên quan tới tổ chức tín dụng, tới nay mới xử lý được 300 án. Nhiều lãnh đạo ngân hàng nói rằng họ quá mệt mỏi và không sức đâu đi kiện tụng. Vì từ khi khởi kiện tới khi thi hành án cũng phải 1 - 2 năm, thậm chí 10 năm. Giờ chỉ cần xử được 1 nửa số án dân sự còn tồn đọng đã có thể xử lý được 1 nửa nợ xấu ngân hàng”, TS Vũ Đình Ánh cho biết.

TS Vũ Đình Ánh cũng cho rằng, ngoài rào cản về nguồn lực, tài chính để mua và xử lý nợ xấu, những quy định pháp lý chưa phù hợp với thực tiễn cũng khiến cho VAMC lúng túng, không thể đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu đã mua. Vì vậy, cần sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động của VAMC nói chung, cũng như hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu của VAMC nói riêng. Trong đó, quan trọng nhất là hợp lý hóa quy trình thủ tục xử lý tài sản bảo đảm, tài sản thế chấp liên quan đến những khoản nợ xấu mà tổ chức tín dụng đã bán cho VAMC, kể cả quy trình thủ tục khởi kiện và thi hành án dân sự trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. 

80\% nợ xấu rơi vào các doanh nghiệp nhà nước lớn, với các khoản đầu tư ngoài ngành không hiệu quả. (Ảnh minh họa).

Bình luận về nợ xấu ngân hàng, ông Phạm Ngọc Long, Viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa cho rằng, nợ công và nợ xấu liên quan mật thiết với nhau. Ông lý giải, khi làm dự án doanh nghiệp phải vay tiền ngân hàng, nhưng khi quyết toán xong ngân sách nhà nước vẫn không chi trả, trong khi doanh nghiệp vẫn phải trả lãi ngân hàng. “Nợ xấu Việt Nam rất đặc thù, khi 80\% nợ xấu rơi vào các doanh nghiệp nhà nước lớn, với các khoản đầu tư ngoài ngành không hiệu quả”, ông Long nói.

Các khoản nợ xấu nêu trên cũng được đánh giá là rất khó giải quyết. Doanh nghiệp tư nhân có thể dễ dàng bán tài sản hoặc nhượng cổ phần cho các doanh nghiệp khác để có tiền trả nợ ngân hàng. Nhưng doanh nghiệp Nhà nước rất khó có thể bán theo giá thị trường trong giai đoạn kinh tế suy giảm. Vì vậy, các khoản nợ mà các doanh nghiệp Nhà nước vay thường phải trông đợi vào sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước dưới các hình thức xóa nợ, khoanh nợ, chuyển nợ, bổ sung vốn...

Với việc xử lý nợ xấu thông qua VAMC, ông Phạm Ngọc Long, Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp  cho rằng, đó chỉ là cho tất cả vào kho, chưa theo nguyên tắc thị trường. “Nhưng đó là cách làm duy nhất, khi ngân sách không có để xử lý”, ông Long nói. Theo ông Long, hiện việc phân loại nợ xấu cũng chưa đảm bảo. Điểm nghẽn về mặt pháp lý bởi do văn bản pháp luật trong việc xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện, thậm chí các quy định mâu thuẫn, khó áp dụng thực tế.

Chỉ ra vướng mắc với quá trình xử lý nợ xấu của VAMC, TS Nguyễn Quốc Hùng liệt kê tới 11 khó khăn, bất cập, như: Tiến hành cơ cấu nợ, giảm lãi còn nhiều hạn chế; có doanh nghiệp phát sinh nợ xấu tại nhiều tổ chức tín dụng; khách hàng không đồng ý bàn giao tài sản đảm bảo; VAMC không có quyền chủ động xử lý nợ xấu mua bằng tài sản đảm bảo…

[mecloud]k23zvXHo0y[/mecloud]

Những con nợ vẫn "hoành tráng" đi du lịch nước ngoài, "cưỡi" siêu xe

Bàn về việc xử lý nợ xấu, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực thừa nhận, rất khó để bắt những trường hợp như thế phải hoàn trả đủ những khoản nợ ngân hàng. Đây là một trong những vấn đề, theo ông, đang khiến việc xử lý nợ xấu vẫn còn “nhiều việc phải làm.”

Ông Lực đặt ra câu hỏi về sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng đặc biệt là phía lực lượng công an, chính quyền địa phương trong những vấn đề tương tự khi các doanh nghiệp, cá nhân cố tình không trả nợ. Theo ông, công tác cưỡng chế rõ ràng đang có “vấn đề” bởi có khi tòa án đã ra quyết định cuối cùng nhưng chẳng tìm thấy con nợ đâu.

"Dù doanh nghiệp còn đang nợ nần chồng chất nhưng đến kỳ hạn họ cố tình chây ỳ. Không những vậy, họ vẫn "vô tư" đi du lịch nước ngoài, thay đổi xe sang liên tục", ông Lực cho biết.

Đồng tình với ông Lực, bà Trần Thị Hồng Hạnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam còn khẳng định, phía tổ chức tín dụng gặp khó ngay từ khi khởi kiện với những trường hợp bắt buộc.

“Thủ tục đòi hỏi tổ chức tín dụng phải có văn bản với bên khách hàng thể hiện sự tranh chấp thì tòa mới xử lý,” bà Hạnh nói.

Tuy nhiên, với trường hợp trên, bà Hạnh cho rằng, điều này không hề đơn giản và tòa không chấp nhận thủ tục rút gọn cho các tổ chức tín dụng. Tới khi khởi kiện được con nợ thì đại diện từ phía Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, đơn vị hoặc cá nhân bị khởi kiện có khi đã không còn ở nơi cư trú nữa.

“Chúng ta chưa có chế tài cụ thể với người trốn nợ nên các tổ chức tín dụng vẫn gặp nhiều rủi ro,” bà Hạnh đánh giá.

Cũng liên quan tới vấn đề pháp lý, một vấn đề khác theo bà khiến nợ xấu khó giải quyết ở các ngân hàng là sự vào cuộc của các cơ quan liên quan. Bà Hạnh nêu ví dụ về trường hợp các tổ chức tín dụng thấy khách hàng có dấu hiệu tẩu tán tài sản thì được yêu cầu cơ quan chức năng như công an, phường, xã vào cuộc. Tuy nhiên, chính bà cũng thừa nhận, những cơ quan này chỉ giúp đỡ “trong phạm vi quyền hạn” còn cụ thể ra sao thì không rõ ràng.

Ý kiến này được luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty luật BASICO tiếp tục nhấn mạnh trong phần nhận định của mình.

Luật sư Đức thẳng thắn: “Nhiều doanh nghiệp càng chây ỳ càng có lợi.” Các đơn vị này vay ngân hàng với lãi suất cao trong thời gian dài và nếu phải nhận bản án từ tòa án thì với các giao dịch kinh tế, lãi suất rút cuộc sẽ chỉ được tính ở mức 9\%/năm. Bản án này theo ông là khá “nhẹ nhàng” và khiến doanh nghiệp càng trì hoãn việc trả nợ.

Tuy nhiên, theo luật sư Đức, một vấn đề nguy hiểm nhất khi xử lý nợ xấu là “cản trở pháp lý.” Theo quy định, ngân hàng có quyền được thu giữ tài sản trong một số trường hợp nhưng ông Đức cho rằng, quyền này khó được thực hiện bởi “sức ép dư luận” ủng hộ cho đối tượng nợ.

“Luật pháp bảo vệ người yếu thế, bị hại nhưng ta đang nhầm khủng khiếp, nợ xấu dày lên thì ngân hàng mới là nạn nhân, là bên yếu thế,” ông Đức nhấn mạnh.

Muốn xử lý nợ xấu nhanh, dứt điểm và hiệu quả thì không thể chỉ trông chờ và nỗ lực của riêng ngành Ngân hàng. (Ảnh minh họa)

Giải quyết nợ xấu cần một đạo luật?

Thực tiễn xử lý nợ xấu ở nước ta trong thời gian qua còn gặp rất nhiều khó khăn. Theo Luật sự Trương Thanh Đức: “Vướng mắc lớn nhất chính là sự cản trở pháp lý với 4 nhóm: Cản trở pháp lý do xung đột pháp luật; cản trở pháp lý do sự bất cập pháo luật; cản trở pháp lý do áp dụng sai luật và cản trở pháp lý do bất chấp pháp luật” và “ước lượng 70\% rào cản xử lý nợ xấu là do các vướng mắc pháp lý”.

Đặc việt, việc xử lý tài sản bảo đảm gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do liên quan đến nhiều quy định, thủ tục… Thậm chí, nhiều vụ việc được khởi kiện ra tòa, nhưng do sự chây ỳ, không hợp tác của người vay nợ trong khi pháp luật thường nghiêng về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ nên vụ việc kéo dài nhiều năm mà không thể giải quyết dứt điểm. Điều đó phần nào làm cho nợ xấu tích tụ và để lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.

[mecloud]GNRSQOObDo[/mecloud]

Theo TS. Vũ Đình Ánh: “Muốn xử lý nợ xấu nhanh, dứt điểm và hiệu quả thì không thể chỉ trông chờ và nỗ lực của riêng ngành Ngân hàng mà còn cần sự tham gia tích cực của các tổ chức đơn vị có liên quan, từ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, quy trình thủ tục đến thực phi pháp luật liên quan đến tín dụng ngân hàng, đặc biệt là liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp. NHNN nên đóng vai trò đầu mối phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ xây dựng để chính sửa các quy định có liên quan từ Bộ luật dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở đến các văn bản hướng dẫn dưới luật, nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp của chủ nợ và người vay nợ.

Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng: "Để tháo rỡ xung đột, thậm chí là bế tắc trong "rừng" luật hiện nay, cần phải có một đạo luật xề xử lý nợ xấu". Với quan điểm pháp lý, ông Đức thẳng thắn: "Đã đến lúc luật pháp và hành pháp phải xoay chiều cho phù hợp với nguyên lý của nền kinh tế thị trường. Đó là, phải ưu tiên trước hết bảo vệ quyền lợi của "chủ nợ" thay vì "con nợ", tức là bảo vệ quyền sở hữu trọn vẹn là đồng tiền cho vay, tahy vì bảo vệ quyền sở hữu hạn chế là đồng tiền đi vay hay tài sản đã đưa vào bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ. Điều này cần phải được cụ thể hóa trong các đạo luật liên quan đến quan hệ vay nợ, thế chấp và xử lý hệ quả pháp lý".

AN NHIÊN


Tin nổi bật