Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những vũ khí Mỹ khiến Trung Quốc “phát hoảng”

(DS&PL) -

Mặc dù sức mạnh quân sự của Bắc Kinh đang dần tăng lên nhưng Washington vẫn giữ nhiều lợi thế khiến nước này xứng đáng với danh hiệu “siêu cường” của thế giới.

Mặc dù sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang dần tăng lên nhưng Mỹ vẫn giữ nhiều lợi thế khiến nước này xứng đáng với danh hiệu "siêu cường" của thế giới.
Với tư cách là một siêu cường, trong nhiều thập kỷ qua, Mỹ đã duy trì một lực lượng quân đội đáng sợ với công nghệ tối tân. Trong khi nhiều vũ khí mà Trung Quốc chế tạo được cho là nhằm thẳng vào Mỹ thì không có vũ khí nào Mỹ chế tạo được cho là công khai hướng tới mục đích đối phó với Trung Quốc. Trên thực tế, nhiều vũ khí của Mỹ được thiết kế từ thời Chiến tranh Lạnh và trước khi diễn ra sự nổi lên của quân đội Trung Quốc.
Có một điều quan trọng cần phải chỉ ra ở đây là nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc là rất xa. Có quá nhiều lợi thế để hai nước duy trì tình trạng trọng mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ của họ (thương mại song phương Mỹ-Trung đạt 500 tỉ USD) cũng như trong mối quan hệ ngoai giao. Một cuộc chiến tranh sẽ là thảm họa quân sự, kinh tế và chính trị cho cả hai bên.

Tàu sân bay lớp Ford

Tàu sân bay lớp Ford
Kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II, tàu sân bay đã trở thành biểu tượng của sức mạnh Mỹ. Các tàu sân bay của Mỹ thông thường có trọng tải lên tới 100.000 tấn. Lực lượng không quân trên tàu thường bao gồm 4 phi đội chiến đấu cơ tấn công thiện chiến F/A-18C Hornet hay F/A-18 E/F Super Hornet (tổng số lên tới 52 chiếc máy bay chiến đấu); 4 hoặc 5 máy bay chiến đấu điện tử EA-6B Prowler hay EA-18G Growler, khoảng hơn một chục chiếc MH-60 Seahawks và một cặp C-2 Greyhound.
Tàu lớp Ford – tàu sân bay lớp mới nhất của Mỹ (chiếc đầu tiên dự kiến được gia nhập vào Hải quân Mỹ năm 2016), là hệ thống vũ khí mà Trung Quốc sợ nhất. Sự phối hợp của các máy bay trên tàu sân bay lớp Ford giúp nó có khả năng thực hiện rất nhiều các nhiệm vụ khác nhau, bao gồm cuộc chiến giành ưu thế trên không, tấn công trên đất liền, chiến tranh chống tàu và chống tàu ngầm. Tàu sân bay hiện đại lớp Ford là mối đe dọa không chỉ cho lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc ở bên ngoài mà còn có thể tấn công thẳng trực diện về phía Trung Quốc.
Tàu sân bay lớp Ford được cho là siêu tàu sân bay tiên tiến nhất thế giới. Đây sẽ là lớp tàu sân bay mới nhất trong 40 năm qua của Mỹ và nó sẽ thay thế tàu sân bay lớp Nimitz trong tương lai.
Tàu sân bay lớp Gerald R.Ford được thiết kế với khả năng tác chiến mạnh hơn nhưng chi phí thấp hơn với việc cắt giảm 700 nhân viên phục vụ trên boong tàu. Điều này tiết kiệm cho tàu 4 tỷ USD trong vòng đời 50 năm của mình.
Tàu có khả năng chở tới 90 máy bay các loại bao gồm: tiêm kích F-35C, F/A-18E/F, máy bay cảnh báo sớm E-2D, máy bay tấn công điện tử EA-18G, trực thăng MH-60R/S và có thể là cả máy bay không người lái trinh sát/chiến đấu. Về hỏa lực vũ khí phòng vệ, USS Gerald R. Ford (CVN-78) sẽ trang bị tên lửa phòng không RIM-116 và các tổ hợp pháo phòng không cao tốc Phalanx 20mm.
Siêu tàu sân bay có boong cho máy bay rộng hơn và máy bay trên tàu có thể xuất kích thêm 40 lần/ngày. Tàu lớp Ford được trang bị các hệ thống và công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu hoạt động của các máy bay hiện tại, bao gồm hệ thống phóng máy bay sử dụng máy phóng điện từ, hệ thống vũ khí cải tiến, đường băng dài cho phép tăng tần xuất xuất kích của máy bay lên rất nhiều lần. Bên cạnh đó, con tàu cũng sẽ được trang bị những công nghệ tiên tiến trong tương lai, nâng cao khả năng tự động hóa, giảm yếu tố con người trong quá trình vận hành.
Những tàu sân bay như USS Ford sẽ là lời nhắc nhở rõ ràng nhất đối Trung Quốc về sự thấp kém hơn hẳn trong công nghệ, kỹ thuật của nước này so với Mỹ.
F-22 Raptor
F-22 Raptor là niềm tự hào của người Mỹ bởi nó là chiếc máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 duy nhất của thế giới được đưa vào hoạt động cho đến thời điểm này và nó cũng là thứ vũ khí đáng gờm đối với bất kỳ quốc gia nào muốn đối đầu với Mỹ. F-22 luôn đứng đầu trong danh sách những chiếc máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới.
F-22 được xem là loại máy bay chiến đấu tinh vi nhất thế giới với khả năng có một không hai là thực hiện sứ mệnh tham chiến không đối không, không đối đất cùng một thời điểm mà gần như không bị hề hấn gì. F-22 Raptor đạt chuẩn chưa từng có về khả năng sống sót ngay cả khi phải đối mặt với hàng loạt mối đe dọa lớn, tinh vi từ trên không lẫn dưới đất. Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, F-22 còn có khả năng thực hiện xuất sắc một loạt nhiệm vụ gồm thu thập tin tình báo, do thám, trinh sát và tấn công điện tử. Để đảm bảo tàng hình trước radar đối phương, F-22 giấu kín tên lửa và bom vào khoang trong. Nó gia nhập Không lực Mỹ vào tháng 12/2005.
Trung Quốc sợ F-22 bởi trong kho vũ khí của họ chưa có bất kỳ thứ nào giống như vậy. F-22 có thể thống trị bầu trời ở bất kỳ nơi nào nó được cử đi. Những chiến đấu cơ hiện nay của Trung Quốc như J-10 và các phiên bản khác nhau của Su-27 Flanker (J-11, J-16, Su-30MKK) đều không thể tàng hình và chúng sẽ hoàn toàn ở thế bất lợi trước F-22.
Trong một cuộc chiến tranh, F-22 có thể làm tê liệt không quân Trung Quốc bằng cách hạ những chiếc máy bay hậu thuẫn cho phép chiến đấu cơ và máy bay ném bom Trung Quốc hoạt động ở tầm xa. F-22 có thể tránh được các máy bay tuần tra, cảnh báo sớm của Trung Quốc.
Năng lực tấn công mặt đất và chiến tranh điện tử của F-22 cũng gây vấn đề đối với không quân Trung Quốc. F-22 có thể tránh được hệ thống radar trên đường đi đánh bom các mục tiêu mặt đất. Điều này giúp nó có thể xuyên thủng hệ thống phòng không của Trung Quốc. Thiết bị cảm biến của F-22 cũng giúp nó có thể lặng lẽ thu thập thông tin của kẻ địch mà không bị phát hiện.
Trung Quốc cũng đang phát triển máy bay thế hệ thứ 5 - J-20. Tuy nhiên, chiếc máy bay này còn lâu mới có thể trở thành đối thủ của F-22.

Tin nổi bật