Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những vũ khí "lạnh" Trung Quốc đang dùng ở Biển Đông

(DS&PL) -

Vòi rồng công suất lớn, âm thanh cao tần... là những vũ khí "lạnh" mà tàu Trung Quốc đang liên tục dùng để tấn công tàu Việt Nam trên Biển Đông.

Vòi rồng công suất lớn, âm thanh cao tần... là những vũ khí "lạnh" mà tàu Trung Quốc liên tục sử dụng để tấn công tàu Việt Nam trên Biển Đông.

Sau khi hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc thường xuyên sử dụng vòi rồng công suất lớn bắn nước vào tàu thuyền Việt Nam, gây hư hại và làm bị thương nhiều lực lượng Việt Nam đang chấp pháp tại đây.
Vòi rồng, hay còn gọi là "pháo nước" là thiết bị có khả năng bắn nước với tốc độ cực cao. Thông thường, vòi rồng có thể bắn lượng lớn nước chỉ trong thời gian ngắn và khoảng cách hàng chục mét, thậm chí hàng trăm mét. 
Một vòi rồng cơ bản gồm những bộ phận sau: hệ thống bơm, bể chứa nước và đầu bắn như nòng súng. 
 Vòi rồng công suất lớn chủ yếu được sử dụng trong chữa cháy nhà cao tầng và chống bạo động. Vòi rồng của sở cứu hỏa thành phố Lạc Dương, Trung Quốc có khả năng phun bốn tấn nước mỗi phút.
Dòng nước phun ra từ vòi rồng có thể được điều chỉnh thành một dòng nước đặc (tạo áp suất lớn, phun xa) hoặc phun như bình xịt (tạo áp suất nhỏ, phun gần). 
 Tính sát thương của vòi rồng cực kỳ nguy hiểm. Ảnh: áp suất cực lớn từ nước bắn ra từ vòi rồng đánh bật ngã một người to lớn, thậm chí là làm rách quần áo của họ.
 Áp lực nước từ vòi rồng mạnh đến mức ngay chính những điều khiển vòi phải rất khỏe mới điều chỉnh được vòi rồng phun đúng đối tượng.
 Trong cuộc chiếm giữ trái phép trên Biển Đông, Trung Quốc rất ranh mãnh, tận dụng loại vũ khí này bắn phá tàu Việt Nam (có thể làm vỡ kính tàu, thủy thủ bị thương, ống khói ngập nước, antenna bị hỏng...)
 Một vũ khí "lạnh" gây hại không kém mà Trung Quốc dùng để tấn công Việt Nam là các loa công suất lớn, tạo ra sóng siêu âm... Ảnh minh họa.
 Tiếng ồn tác động lâu dài không những làm giảm sức nghe, có thể điếc mà còn gây chấn động về mặt tâm lý, gây suy nhược thần kinh, rối loạn chức năng của nhiều cơ quan. Ảnh minh họa.
 Cụ thể, tiếng ồn với cường độ 75-80dBA gây đau đầu, mệt mỏi; từ 90dBA gây cảm giác ù tai, giảm khả năng lao động trí óc, giảm khả năng chú ý, tư duy, trí nhớ. Trong khi đó, loa trên tàu Trung Quốc có thể vượt ngưỡng này rất xa.

Tin nổi bật