Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vấn đề Biển Đông bao trùm Hội nghị cấp cao ASEAN

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24, Việt Nam và Philippines đã nêu vấn đề Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông.

(ĐSPL) - Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24, Việt Nam và Philippines đã nêu ra vấn đề Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông.
Theo hãng tin AP, một số nước  thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã cực lực bác bỏ yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc và khẳng định chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên, không phải nước thành viên ASEAN nào cũng sẵn sàng mạo hiểm hy sinh mối quan hệ kinh tế-chính trị với cường quốc khu vực là Trung Quốc.

Căng thẳng của Trung Quốc đang là mối quan tâm hàng đầu của ASEAN

Trong Tuyên bố kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 ở Myanmar, các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị đã bày tỏ lo ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông và kêu gọi tất cả các bên hữu quan kiềm chế, nhưng lại không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc.
Mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu từ ngày 1/5, khi  Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu (giàn khoan nổi khổng lồ HD-981) vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa (và nằm trên Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982). Theo hầu hết các nhà phân tích, đây là một động thái nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực.
Hà Nội tuyên bố an ninh và tự do hàng hải của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng. Ngay cả Mỹ cũng đã chỉ trích hành động mới nhất của Trung Quốc là một sự “khiêu khích" nguy hiểm.
Trong khi đó, Tân Hoa Xã dẫn lời một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng vấn đề này (vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trên vùng biển Việt Nam) không liên quan gì đến ASEAN, và Trung Quốc phản đối việc các nước sử dụng vấn đề Biển Đông này để gây tổn hại cho "mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Trung Quốc và ASEAN”.

Tuy nhiên, Tổng thống Thein Sein đã không đề cập trực tiếp của Trung Quốc trong tuyên bố của ông. - Ảnh: AP 

Trong khi đó, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III mong muốn thúc đẩy  việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Hội nghị cấp cao ASEAN 24 ở Myanmar, song song với việc giải quyết xung đột thông qua trọng tài quốc tế.
Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng đã thảo luận về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, nhắc lại cam kết về một khu vực không có "vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt”.
Cũng tại Hội nghị cấp cao ASEAN làn thứ 24, các nước thành viên ASEAN cũng đã thảo luận về những biện pháp cần thiết để xử lý một cách có hiệu quả các mối đe dọa như tội phạm trên mạng, buôn bán người, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và năng lượng... và những nỗ lực cần thiết để tạo ra một Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Đây là lần đầu tiên Myanmar đứng ra tổ chức Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, kể từ khi nước này gia nhập khối 10 thành viên vào năm 1997.

Tin nổi bật