Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những thương vụ M&A nghìn tỷ đình đám của đại gia 8X Tuấn "mượt"

(DS&PL) -

Đại gia Tuấn "mượt" được biết đến là người 2 lần gây chấn động thị trường với các thương vụ M&A nghìn tỷ, thâu tóm lượng lớn cổ phần ở 2 tổng công ty có "gốc" Nhà nước.

Đại gia Tuấn "mượt" được biết đến là người 2 lần gây chấn động thị trường với các thương vụ M&A nghìn tỷ, thâu tóm lượng lớn cổ phần ở 2 tổng công ty có "gốc" Nhà nước là Gelex và Viglacera.

Tổng Giám đốc Gelex Nguyễn Văn Tuấn.

Trong giới đầu tư, tên tuổi của ông Nguyễn Văn Tuấn- Tổng Giám đốc Tổng công ty CP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex, MCK: GEX, sàn HoSE) gắn liền với những thương vụ M&A đình đám giá trị lên đến nghìn tỷ tại 2 tổng công ty có "gốc" Nhà nước.

Đầu tiên phải kể đến doanh nghiệp mà đại gia Tuấn "mượt" đang ngồi "ghế nóng".

Năm 2015, bộ Công Thương gây bão sàn chứng khoán với khi thành công bán hơn 122 triệu cổ phiếu GEX (tương đương hơn 78,7% vốn điều lệ), thu về hơn 2.100 tỷ đồng thông qua khớp lệnh trên sàn UPCoM chỉ trong vòng 30 phút sau khi mở cửa phiên giao dịch.

Đây được coi là một kỷ lục chưa từng có trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời điểm đó. TUy nhiên, mặc dù vậy, danh tính người đứng sau sau thương vụ thoái vốn đình đám của bộ Công Thương tại Gelex lại không được tiết lộ. 

Đến ngày 6/9/2016, ông Nguyễn Văn Tuấn bất ngờ được bầu là thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Gelex.

Tháng 1/2018, ông được bầu kiêm nhiệm thêm chức danh Chủ tịch HĐQT Gelex. 

Gelex dưới thời của đại gia Tuấn "mượt" trở thành nhà sản xuất và kinh doanh vật liệu, thiết bị điện lớn nhất Việt Nam thông qua việc sở hữu chi phối các doanh nghiệp sản xuất hàng đầu về dây và cáp điện là công ty Dây và Cáp điện Việt Nam (Cadivi), công ty Thiết bị điện Việt Nam (Thibidi), công ty Chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM), tổng công ty thiết bị điện Đông Anh (TBD).

Không những vậy, Gelex bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực bất động sản với việc thành lập Công ty TNHH MTV Gelex Land để tối ưu hóa quỹ đất của tổng công ty và các đơn vị thành viên. 

Ngoài ra, Gelex còn đẩy mạnh việc đầu tư vào các khu công nghiệp như Khu công nghiệp Cát Hải - Hải Phòng, Tiền Phong - Quảng Ninh.

Gelex trở thành tập đoàn đa ngành với loạt thương vụ M&A đình đám tại Công ty CP kho vận miền Nam (Sotrans), Tổng công ty CP Đường Sông miền Nam (Sowatco), Công ty CP Đầu tư Nước sạch Sông Đà (Viwasupco)…

Thương vụ M&A đình đám thứ 2 của CEO 8x Nguyễn Văn Tuấn là tại Tổng công ty Viglacera (HSX: VGC)

Tháng 4/2021, mặc dù chỉ mua được 18,5 triệu cổ phiếu VGC, tương ứng hơn 80% số cổ phiếu đăng ký (22,5 triệu cổ phiếu VGC), nhưng tỷ lệ này cũng đủ giúp Gelex hoàn tất quá trình thâu tóm Viglacera.

Mua vào thành công 18,5 triệu cổ phiếu VGC giúp Gelex nâng tỷ lệ sở hữu từ 46,07% trước đó lên 50,2%. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Gelex đã chính thức trở thành công ty mẹ, đồng thời được hợp nhất kết quả kinh doanh của Viglacera từ đầu quý II/2021.

Ông Nguyễn Văn Tuấn hiện là Tổng Giám đốc Gelex và Chủ tịch HĐQT Viglacera.

Ban lãnh đạo Gelex cho biết, thương vụ M&A Viglacera sẽ giúp tập đoàn giảm mạnh tỷ lệ nợ vay, mở ra nhiều cơ hội để tiến sát tới mục tiêu đã đề ra.

Cụ thể, thương vụ sẽ giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp cũng như các chỉ tiêu tài chính hiện nay của Gelex.

Với quy mô tài sản, nguồn vốn tương đương nhưng vay nợ thấp, Viglacera sẽ mở ra dư địa thu hút vốn dài hạn cho Gelex để phục vụ các hoạt động M&A cũng như dự án hạ tầng trong các năm qua.

Ngoài ra, thương vụ M&A Viglacera cũng giúp Gelex thuận lợi "lấn sân" sang lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp. Trong đó, Viglacera hiện là một trong những nhà phát triển bất động sản khu công nghiệp lớn nhất phía Bắc.

Viglacera đang sở hữu hàng loạt khu công nghiệp lớn tại các tỉnh phía Bắc như KCN Phú Hà (Phú Thọ) 350 ha; KCN Đồng Văn 4 (Hà Nam) 600 ha; KCN Tiền Hải (Thái Bình) 466 ha; các KCN Tiên Sơn, Yên Phong 2C, Yên phong, Thuận Thành cùng tại Bắc Ninh với tổng diện tích gần 1.500 ha…

Sau hợp nhất, 2 bên kỳ vọng sẽ tiếp tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp với mục tiêu đến năm 2025 nâng tổng số các khu công nghiệp của VGC lên hơn 20 địa điểm.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật