Lịch sử ngày 8/3 bắt đầu từ phong trào của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ vào cuối thế kỷ XIX. Ngày 8/3/1857, các công nhân ngành dệt đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.
Khoảng 50 năm sau, ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm việc và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28/2/1909.
Tuy nhiên, đến ngày 8/3/1910, tại Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch Hội nghị là bà Clara Zetkin (sinh năm 1857), một phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: "Ngày làm việc 8 giờ", "Việc làm ngang nhau", "Bảo vệ bà mẹ và trẻ em".
Từ đó, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.
Tuy nhiên, lời khẳng định này cũng không khiến những dị nghị, chỉ trích nhằm vào Hari Won bớt đi mấy. Vậy ngoài tình yêu chân thành từ người đàn ông của mình, điều gì đã giúp Hari Won vượt qua được khoảng thời gian khó khăn sóng gió như vậy
Hiện nay thế giới có 28 quốc gia tổ chức và tôn vinh ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 trong tổng số hơn 200 quốc gia toàn cầu, một con số vẫn còn rất khiêm tốn dù ngày này đã có lịch sử hơn 100 năm.
Một số nước tiêu biểu trong 28 nước có thể kể tới như Angola, Belarus, Trung Quốc, Cuba, Lào, Nga, Mông Cổ, Ukraine, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Việt Nam.
Ngày 8/3 đầu tiên ghi nhận được là do một nghiệp đoàn may phụ nữ Mỹ tổ chức vào năm 1909. Tại Nga, ngày lễ này được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1913. Kể từ năm 1977 khi LHQ quyết định ngày Quốc tế phụ nữ là một sự kiện thường niên trọng đại, các quốc gia phương Tây bắt đầu chú ý hơn.
Không rõ tại sao nhiều nước không kỷ niệm ngày 8/3, nhưng tại Mỹ, nơi được ghi nhận là khởi xướng ngày phụ nữ, thì ngày này không được coi là một ngày lễ chính thức.
Nữ diễn viên, nhà vận động nhân quyền Beata Pozniak trong năm 1994 đã làm việc với thị trưởng thành phố Los Angeles và Thống đốc bang California nhằm vận động hành lang Quốc hội Mỹ thông qua dự thảo đồng ý ngày 8/3 là ngày lễ chính thức. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ không bỏ một phiếu nào thông qua dự thảo này.
Bà Hillary Clinton cũng từng tổ chức hẳn một sự kiện mang tên "Trao quyền trẻ em gái và phụ nữ thông qua giao lưu quốc tế" nhân kỉ niệm 100 năm ngày Quốc tế phụ nữ nhưng ngày 8/3 ở nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn rất ít nhận được sự quan tâm.
Nile Capello, tác giả hàng loạt trang web như whoarethewe và yesliketheriver có bài đăng tải trên Huffington Post phản đối việc tổ chức ngày 8/3. Theo cô Nile, việc tôn vinh nữ quyền vào một ngày duy nhất chẳng khác gì "muối bỏ bể". Cô muốn 365 ngày nữ quyền phải được tôn trọng. Theo tác giả, những thành tựu, cống hiến và hy sinh của phụ nữ sau hơn 100 năm kể từ ngày Quốc tế Phụ nữ ra đời vẫn chưa đánh giá đúng mức.
Chốt lại bài viết với góc nhìn rất mới, Nile viết: "Tôi từ chối coi Quốc tế Phụ nữ là một ngày đặc biệt. Tôi sẽ vẫn sống cuộc đời bằng sự bình tâm, mạnh mẽ, và sự tự hào là một người phụ nữ".
Trong khi đó, năm 2005 Quốc hội Anh đồng ý chấp thuận ngày 8/3 là ngày lễ toàn quốc.
Italy
Tại Italy, Ngày Quốc tế Phụ nữ được gọi là La Festa della Donna. Các hoạt động ở đây được đánh dấu chủ yếu bằng việc tặng hoa mimosa màu vàng sáng. Vào ngày 8/3, những bó hoa vàng rực rỡ được bán trên hầu hết các góc phố để khách hàng tôn vinh người phụ nữ trong cuộc sống của họ. Loại hoa này được xem là biểu trưng cho sức mạnh và sự nhạy cảm của phụ nữ.
Chủ đề hoa mimosa cũng được thể hiện ở các loại bánh kẹo. Nhiều người Ý tổ chức lễ kỷ niệm ngày La Festa della Donna bằng cách làm một chiếc bánh đặc biệt được thiết kế giống như những bông hoa mimosa. Theo truyền thống, đây là chiếc bánh xốp phủ kem và có độ ngọt nhẹ nhàng, mô phỏng hình dạng của bông hoa.
Romania
Tại Romania, Ngày Quốc tế Phụ nữ là một ngày lễ chính thức, được người dân coi trọng tương đương Ngày của Mẹ. Trong ngày lễ này, các em nhỏ sẽ tặng quà, hoa để tỏ lòng biết ơn cho bà và mẹ của mình.
Nga
Tại Nga, hoa mimosa vàng và chocolate là hai món quà phổ biến nhất trong ngày ngày 8/3. Theo quan niệm của người Nga, chocolate thể hiện cho sự ngọt ngào. Các đấng mày râu tại đất nước này muốn cùng người phụ nữ của mình chia sẻ những ngọt ngào, vượt qua mọi đắng cay cuộc sống.
Ấn Độ
Nhiều lễ hội được tổ chức trong ngày 8/3 để dành tặng phụ nữ tại Ấn Độ. Một số tổ chức của phụ nữ, tổ chức phi chính phủ, sinh viên và nhà hoạt động xã hội tích cực tham gia các hội thảo, các cuộc biểu tình quần chúng. Bên cạnh đó, các bộ phim theo chủ đề này cũng được công chiếu. Một số vấn đề nhạy cảm về giới cũng được tổ chức để khơi dậy nhận thức chung của người dân nhân dịp này.
Bồ Đào Nha
Phụ nữ đất nước này thường tụ tập cùng nhau để tổ chức bữa tiệc chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ vào đêm 8/3. Đáng chú ý, tham gia bữa tiệc này chỉ bao gồm phụ nữ mà thôi.
Anh
Tại Vương quốc Anh, Ngày Quốc tế Phụ nữ được tổ chức theo nhiều cách, với trọng tâm đặc biệt là nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội và chính trị ảnh hưởng đến phụ nữ.
Các sự kiện diễn ra trên khắp đất nước để vinh danh phụ nữ, bao gồm các buổi nói chuyện, các lớp tập thể dục và hợp đồng biểu diễn, nhiều sự kiện trong số đó được tổ chức nhằm mục đích gây quỹ từ thiện, hướng tới lợi ích của phụ nữ.
Trước đây, các thương hiệu thời trang thường hợp tác với các tổ chức từ thiện của phụ nữ để quyên tiền thông qua việc bán sản phẩm may mặc đặc biệt liên quan đến 8/3.
Năm nay, nhà bán lẻ xa xỉ trực tuyến Net-a-Porter hợp tác với 20 nhà thiết kế nữ, bao gồm Isabel Marant và Alexa Chung, để tạo ra một bộ sưu tập áo phông độc quyền, số tiền thu được dành cho Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Tây Ban Nha
Năm 2018, hơn 5 triệu lao động nữ Tây Ban Nha đã đánh dấu Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 bằng cuộc đình công 24 giờ để phản đối khoảng cách về giới, bạo lực gia đình và phân biệt đối xử tình dục tại nơi làm việc.
Các cuộc meating diễn ra trên khắp đất nước tại hơn 200 địa điểm. Những người tham gia được khuyến khích không chi tiêu bất kỳ khoản tiền nào trong ngày và không tham gia vào bất kỳ công việc nào trong nước. Năm ngoái, các cuộc biểu tình tương tự do tổ chức nữ quyền The 8M Commission khởi xướng cũng diễn ra tại đất nước này.
Màu tím thường đi liền với ngày 8/3 vì nó tượng trưng cho "công lý và phẩm giá". Ngoài ra, màu tím còn đại diện cho sự bình đẳng giới. Tuy nhiên, theo trang IWD (Ngày Quốc tế Phụ nữ), tím, xanh lá và trắng là màu của Ngày Quốc tế Phụ nữ.
"Màu tím tượng trưng cho công lý và phẩm giá. Màu xanh lá cây tượng trưng cho hy vọng. Màu trắng đại diện cho sự tinh khiết, mặc dù đây vẫn một khái niệm gây tranh cãi. Trong lịch sử, sự kết hợp của màu tím, xanh lá cây và trắng bắt nguồn từ Liên minh chính trị và xã hội ở Anh vào năm 1908", IWD lý giải.
Tại Đài Loan (Trung Quốc), cứ vào ngày 8/3 hằng năm, chính phủ nước này lại tiến hành một cuộc khảo sát vòng eo của phụ nữ trên toàn lãnh thổ. Thông qua các chỉ số, họ sẽ đưa ra cảnh báo về sức khỏe của phụ nữ Đài Loan.
Câu trả lời là có và đó là ngày 19/11. Tuy nhiên, ngày này mới chỉ được biết đến từ những năm 1990 và không được LHQ công nhận. Người dân ở hơn 80 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc tế nam giới, kể cả Anh.
Đây là ngày tôn vinh "giá trị tích cực mà nam giới mang lại cho thế giới, gia đình và cộng đồng của họ", nêu bật những hình mẫu tích cực và nâng cao nhận thức về hạnh phúc của phái mạnh. Chủ đề của ngày Quốc tế nam giới năm 2020 là "Sức khỏe tốt hơn cho nam giới và các bé trai".
Nội dung: Linh Chi
Thiết kế: Linh Chi
DOISONGPHAPLUAT.COM |