Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những sai lầm khi dạy con khiến trẻ gặp áp lực, dần nảy sinh những tính xấu càng lớn càng cục tính, nóng nảy

  • Như Quỳnh
(DS&PL) -

Các bậc phụ huynh đều luôn nỗ lực hết sức để mang đến những điều tốt nhất cho con. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng, đôi khi bố mẹ không tránh khỏi việc mắc những sai lầm không đáng có.

Sự quan tâm, tình yêu thương, cùng với việc đặt ra những giới hạn và kỳ vọng phù hợp từ phía cha mẹ sẽ hình thành nên những đặc điểm tính cách và tâm lý ổn định cho trẻ. Cha mẹ cần phải là những người hướng dẫn, là tấm gương về hành vi, cảm xúc và cách xử lý các tình huống trong cuộc sống để trẻ có thể học hỏi và phát triển một cách toàn diện.

Tuy nhiên, có 4 kiểu nuôi dạy dễ khiến con cái gặp áp lực, dần nảy sinh những tính xấu, thậm chí khiến con càng lớn càng cục tính, nóng nảy:

Quá cầu toàn, khắt khe, không cho con sự thoải mái

Nhiều phụ huynh có tính cách nghiêm khắc, luôn khắt khe, đặt ra yêu cầu cao với bản thân, gia đình. Khi có con, họ vẫn duy trì lối sống này và áp dụng vào việc nuôi dạy con cái. Chỉ cần hành động, lời nói lệch chuẩn dễ khiến bố mẹ khó chịu, cáu gắt, nhất là khi trẻ bị điểm kém.

Trái ngược với suy nghĩ yêu cầu cao khiến con tốt hơn, đứa trẻ này thường cảm thấy sợ hãi, lo lắng, lâu dần có thể bị mặc cảm, tự ti về bản thân. Chưa kể, bầu không khí gia đình luôn căng thẳng, mệt mỏi về những quy tắc khắt khe.

Những sai lầm khi dạy con khiến trẻ gặp áp lực, dần nảy sinh những tính xấu càng lớn càng cục tính, nóng nảy.

Làm thay con mọi việc

Để thuận tiện, nhiều bậc phụ huynh có thói quen làm mọi việc cho con. Tuy nhiên, cách này khiến trẻ không có cơ hội học cách tự giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định, dần mất đi sự độc lập. Dẫn đến việc trẻ trở nên phụ thuộc vào bố mẹ và thiếu tự tin trong khả năng của mình. 

Đồng thời, trẻ không được rèn luyện các kỹ năng này, bao gồm quản lý thời gian, lập kế hoạch, tổ chức. Điều này có thể dẫn đến khó khăn trong việc thích nghi và tự mình đối phó với các tình huống khác nhau trong cuộc sống.

Thay vào đó, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp để khuyến khích con tự mình hoàn thành một số công việc đơn giản, rèn luyện tinh thần trách nhiệm và tính tự lập cho con.

Một trong những phương pháp hiệu quả là hướng dẫn con từng bước thực hiện một nhiệm vụ nhỏ. Ví dụ, khi trẻ cần thu dọn đồ chơi, mẹ nên hướng dẫn con làm theo các bước như chọn đồ chơi, đặt chúng vào đúng vị trí, và sau đó làm sạch không gian chơi. Trong quá trình này, mẹ nên hướng dẫn, nhưng đồng thời khuyến khích trẻ làm việc một cách độc lập và tự tin. 

Hay cáu gắt với con cái, đem sự bức tực trong công việc "xả" vào con

Việc hay cáu gắt và "xả" sự bức tức trong công việc vào con cái có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực lên tâm lý và sự phát triển của trẻ. Đầu tiên, nó tạo ra một môi trường gia đình căng thẳng, không an toàn, đối với trẻ em, gia đình là nơi chúng tìm kiếm sự an ủi và bảo vệ. Khi cha mẹ thường xuyên mất kiểm soát và cáu gắt, trẻ sẽ cảm thấy bất an và lo sợ.

Hơn nữa, hành vi này còn có thể ảnh hưởng đến khả năng xây dựng mối quan hệ của trẻ, làm suy giảm lòng tự trọng và có thể khiến trẻ học theo cách giải quyết xung đột bằng sự tức giận và hành vi tiêu cực. Trong trường hợi nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến rối loạn tâm lý, hành vi xấu hoặc trầm cảm ở trẻ.

Ngoài ra, trẻ em còn có nguy cơ phát triển thái độ tiêu cực đối với công việc và công sức lao động nói chung nếu chúng liên tục chứng kiến sự bức tức của cha mẹ liên quan đến công việc. Điều quan trọng là cha mẹ cần nhận thức được tác động của hành vi của mình lên con cái và học cách quản lý cảm xúc để tạo ra một môi trường lành mạnh cho sự phát triển của trẻ.

Những sai lầm khi dạy con khiến trẻ gặp áp lực, dần nảy sinh những tính xấu càng lớn càng cục tính, nóng nảy.

Thường xuyên bị chỉ trích

Nhiều phụ huynh thường trách mắng mỗi khi con mắc lỗi như một hình thức răn đe, nhưng trên thực tế, điều này phản khoa học, gây ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của trẻ.

Quát mắng nơi đông người dễ khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, tự ti, lâu dần trở nên nhút nhát, khó kiểm soát. Nhiều trẻ nhỏ có thể nảy sinh tâm lý hằn học, chống đối, tích tụ sự ức chế trong lòng. Do vậy, phụ huynh cần cố gắng lắng nghe suy nghĩ của trẻ, có cách ứng xử phù hợp và cùng con nghĩ cách giải quyết vấn đề. Điều này giúp con phát triển toàn diện và kích thích khả năng tự giác, tư duy phát triển trong tương lai.

Bảo vệ con quá mức

Với tình yêu và quan tâm sâu sắc đến con cái, các bậc phụ huynh có thể rơi vào một hiểu lầm, đó là việc bảo vệ quá mức. Tuy nhiên, việc bảo vệ quá mức dần tước đi cơ hội tiếp xúc, giải quyết khó khăn và thử thách của trẻ.

Trẻ cũng bị hạn chế trong việc tìm hiểu và phát triển sự sáng tạo của mình. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tư duy độc lập, tìm ra giải pháp sáng tạo và khám phá sự hứng thú cá nhân.

Vì vậy, các chuyên gia luôn khuyên rằng, bố mẹ nên tạo cho con một không gian độc lập thích hợp để học cách thích ứng, phát triển tính tực lập, lòng can đảm để đối mặt với khó khăn và thất bại.

Không đem đến cho con cảm giác an toàn

Những sai lầm khi dạy con khiến trẻ gặp áp lực, dần nảy sinh những tính xấu càng lớn càng cục tính, nóng nảy.

Khi cha mẹ không đem lại cho con cảm giác an toàn, con cái thường cảm nhận được sự thiếu vắng một bầu không khí ổn định và bảo vệ trong gia đình. Điều này có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức, như sự vô tâm, thiếu quan tâm, không lắng nghe hoặc không hiểu rõ nhu cầu và nỗi sợ hãi của trẻ. Khi trẻ không cảm thấy được an toàn, chúng có thể phát triển một loạt các vấn đề về mặt cảm xúc và hành vi, như mất tự tin, lo âu, hoặc khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ lành mạnh.

Một môi trường gia đình không an toàn cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập và sự phát triển tổng thể của trẻ. Vì vậy, việc cung cấp sự an toàn cho con cái, không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần và cảm xúc, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cha mẹ, nhằm đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện cho con cái.

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật