Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những phi vụ chấn động của Viktor Lustig - kẻ lừa đảo tài ba nhất mọi thời đại

(DS&PL) -

Victor Lustig là cái tên nổi tiếng trong lịch sử thế giới khi 2 lần rao bán tháp Eiffel và kiếm những khoản tiền “khủng” sau những phi vụ lừa đảo.

Victor Lustig là cái tên nổi tiếng trong lịch sử thế giới khi 2 lần rao bán tháp Eiffel và kiếm những khoản tiền “khủng” sau những phi vụ lừa đảo.

Viktor Lustig.

Đó là năm 1925 và Victor Lustig đang ngồi trong phòng khách sạn ở Paris để đọc một bài báo về tháp Eiffel. Cấu trúc khổng lồ đó đã được xây dựng cho Hội chợ Thế giới Paris năm 1889 và dự định sẽ bị tháo dỡ vào năm 1909. Song do chiều cao của nó, nó đã được sử dụng như một tháp sóng radio và rất tiện dụng để lắng nghe thông tin về quân Đức trong Thế chiến thứ nhất. 

Tuy nhiên, giờ đây, nó đã bị rỉ sét và cần sửa chữa và bảo dưỡng tốn kém. Bài báo cho biết Nhà nước đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tiền để duy trì tòa tháp và nhà báo kết thúc bằng cách đặt câu hỏi liệu có thể bán nó đi được không?

Mắt của Victor sáng lên. Anh ta tự nhủ: "Bán tháp Eiffel". Đừng bận tâm rằng nó không thuộc về anh ta - đó chỉ là một chi tiết nhỏ thôi.

Victor Lustig sinh ra ở nơi mà ngày nay là Cộng hòa Séc. Gia đình anh khá giả và anh được học hành tử tế, nói được ít nhất năm thứ tiếng. Nhưng niềm vui lớn nhất của Victor là lừa được mọi người bằng cách sử dụng sự quyến rũ, nhanh nhạy của mình. Sau khi đi học, anh ta bị bắt vì một số tội nhỏ và sau đó anh ta bắt đầu làm việc trên những con tàu chạy giữa New York và Paris.

Victor Lustig  đã lừa đảo mọi người bằng việc bán những chiếc hộp có khả năng in những tờ 100 USD. Những công cụ in tiền này sẽ có giá từ 20.000 đến 30.000 USD. 

Sự thật là anh ta đã để sẵn một vài tờ 100 USD giả, sau đó chúng sẽ trồi ra rất chậm khỏi hộp như thể chúng đang được in. Vì mất khoảng sáu giờ để “in” ra một tờ tiền, cho nên đến khi hai hoặc ba tờ tiền trong hộp được “in” xong thì Victor đã đi từ lâu.

Chiếc hộp của Victor Lustig.

Tuy nhiên, trò chơi đó dẫn không thể diễn mãi. Victor đang tìm kiếm thứ gì đó mới mẻ và thú vị - và ý tưởng bán tháp Eiffel nảy ra đúng lúc đó.

Victor thuê người làm giả giấy tờ để mình "đóng vai" quan chức của chính phủ Pháp. Với câu chữ mơ hồ nhưng trịnh trọng, ông ta gửi thư mời năm nhà buôn sắt vụn lớn nhất trong thành phố tới gặp mặt tại khách sạn Crillon (một trong những khách sạn hào nhoáng bậc nhất của Paris) để bàn chuyện khẩn.

Kết thúc màn đón tiếp trang trọng, Victor nói tháp Eiffel sẽ bị tháo dỡ vì chi phí tu sửa tốn kém. 7.000 tấn sắt vụn phát sinh sẽ thuộc về người trả giá cao nhất. Để thêm phần đáng tin, vị bá tước nhấn mạnh rằng tòa tháp bị nhiều người ghét bỏ, và thực tế chỉ có mục đích làm cổng chào cho Triển lãm Thế giới 1889, chưa từng được thiết kế để tồn tại lâu dài.

Lustig thuê xe limousine và tổ chức các chuyến thăm tháp. Tất cả những động thái này của hắn khiến cho các nhà đầu tư tin sái cổ mà không hề mảy may nghi ngờ một chút gì về thương vụ lạ lùng này.

Trước khi ra về, năm vị khách còn được dặn giữ kín chuyện vì quyết định tháo dỡ tòa tháp sẽ rất gây tranh cãi.

Andre Poisson - một trong những nhà đầu tư tham gia vào phi vụ này - nhanh chóng trở thành “con mồi” của Lustig. Khi Poisson có dấu hiệu hoài nghi, Lustig liền tung ra ngón đòn quyết định. “Là một công chức nhà nước - hắn nói - tôi không kiếm được nhiều tiền và vì vậy việc lựa chọn người mua tháp Eiffel là một quyết định rất lớn”.

Chỉ thế thôi là đủ để Poisson “cắn câu”. Poisson chuyển 70.000 USD cho vị thứ trưởng dởm để có thể đảm bảo chắc rằng nhà buôn này là người thắng thầu.

Tháp Eiffel trong quá trình xây dựng.

Ngay sau khi Victor nhận được vali đầy tiền, anh ta đã lên chuyến tàu đến Vienna. Ở đó, anh ta xem báo hàng ngày với mong đợi thấy tên mình và trò lừa đảo bậc thầy của mình trên trang nhất. Anh đợi và đợi, nhưng không có gì cả.

Sự thật là ông Poisson tội nghiệp đến trụ sở Bưu điện, Điện báo và Điện thoại với hóa đơn bán hàng để hỏi khi nào tòa tháp sẽ được tháo dỡ, họ đã cười nhạo ông và đuổi ông ra khỏi văn phòng. Anh ta rất xấu hổ về việc bị lừa và sợ làm hỏng danh tiếng của mình trong thành phố, đến nỗi anh ta không đề cập đến nó với bất kỳ ai khác - ngay cả cảnh sát.

Khi Victor nhận ra điều gì đã xảy ra, anh quay trở lại Paris để bán lại tòa tháp đó. Anh ta gửi thêm 5 lá thư nữa cho các công ty khác và lặp lại toàn bộ quá trình. Tuy nhiên, lần này, người mua tiềm năng đã kiểm tra kỹ hơn một chút, phát hiện ra đó là một trò lừa đảo và đã đi báo cảnh sát. Victor đã trốn thoát kịp thời nhưng không có tiền thu được từ lần bán thứ hai.

Anh ta đến Mỹ để tiếp tục hoạt động làm tiền giả và bán các hộp in tiền của mình. Nhưng cuối cùng luật pháp đã bắt kịp Victor và anh ta bị đưa đến nhà tù Alcatraz.

Đầu năm 1947, siêu lừa qua đời do biến chứng viêm phổi. Mục nghề nghiệp trên giấy chứng tử của Victor ghi hắn là "nhân viên bán hàng học việc".

Mộc Miên (Theo Telegraph)

Tin nổi bật