Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những nguyên tắc vàng giúp phòng bệnh thận, đừng bỏ qua kẻo hối hận

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Suy thận có thể gây ra gánh nặng lớn cho bệnh nhân cũng như gia đình và xã hội. Do đó, mọi người cần thường xuyên khám tầm soát để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh thận và điều trị bệnh kịp thời (nếu có).

Vnexpress dẫn lời  TS.BS Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Trưởng Khoa Nội thận - Thận nhân tạo, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết,  bệnh thận là kẻ giết người thầm lặng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tuân theo 8 nguyên tắc vàng bảo vệ thận sau đây sẽ giúp chúng ta có được hai quả thận khỏe mạnh, bền lâu.

Tập thể dục đều đặn hàng ngày

Tập thể dục và có lối sống năng động giúp cơ thể đạt cân nặng lý tưởng, giảm nguy cơ bệnh thận mạn. Bạn có thể chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội, yoga... hoặc bất cứ môn thể thao nào làm đổ mồ hôi và tiêu hao năng lượng dư thừa.

Ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh bao gồm thực phẩm đủ năng lượng, hạn chế muối, ăn nhiều rau trái, bớt chất bột đường và đạm.

Lượng muối cần thiết mỗi ngày không quá 6 g, tương đương một muỗng cà phê gạt ngang. Để giảm lượng muối, cần hạn chế ăn đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích, khô, mắm...

Kiểm tra thường xuyên và kiểm soát đường trong máu

Khoảng 50% người bệnh không biết mình mắc đái tháo đường nếu không xét nghiệm hoặc xảy ra biến chứng. Hơn một nửa số người bệnh đái tháo đường sẽ bị tổn thương thận. Nếu không được điều trị tốt, bệnh nhân sẽ suy thận, thậm chí ở giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo.

Kiểm tra thường xuyên và kiểm soát tốt huyết áp

Khoảng một nửa số người bệnh huyết áp rất cao mà không có triệu chứng, lâu dài ảnh hưởng chức năng thận.

Tăng huyết áp đi kèm đái tháo đường, rối loạn lipid máu sẽ gây tổn thương thận nặng hơn, hoặc người bệnh dễ mắc các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não... Vì thế, bạn cần kiểm tra huyết áp khi khám sức khỏe hàng năm.

Uống đủ nước

Lượng nước cần thiết phải uống mỗi ngày tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vận động, thời tiết, tình trạng sức khỏe, có thai hoặc cho con bú.

Khi bạn tập thể dục, hoạt động gắng sức, đổ mồ hôi nhiều, bị nôn mửa, tiêu chảy cần phải uống nhiều hơn lượng nước bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn mắc bệnh thận, tim, gan, cần hỏi bác sĩ lượng nước tối đa có thể uống mỗi ngày để tránh tình trạng sưng phù, khó thở...

Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận, khiến thận tổn thương và hoạt động kém hiệu quả. Hút thuốc lá cũng tăng nguy cơ ung thư thận lên gấp 1,5 lần so với người không hút.

Không tự ý sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau, thuốc không rõ nguồn gốc

Các thuốc giảm đau kháng viêm non-steroid dùng lâu dài có thể ảnh hưởng chức năng thận, dẫn đến suy thận giai đoạn cuối. Do đó chỉ nên dùng những thuốc này theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, những loại thuốc không rõ nguồn gốc, dù là cây cỏ, thực phẩm chức năng, cũng được cơ thể chuyển hóa và đào thải qua thận. Vì vậy, trước khi dùng bất cứ loại sản phẩm nào đều nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Kiểm tra chức năng thận nếu có một trong các yếu tố nguy cơ

Đái tháo đường, tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến suy thận mạn, song triệu chứng thầm lặng, chỉ phát hiện ra nếu xét nghiệm máu và nước tiểu.

Béo phì dẫn đến hội chứng chuyển hóa là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến mạch máu thận, tiểu protein, tăng áp lực cầu thận và cuối cùng dẫn đến suy thận...

Vậy nên cần kiểm tra chức năng thận nếu có một trong các yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh thận.

9 dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đã mắc bệnh thận

Mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Khi chức năng thận suy giảm có thể dẫn đến sự tích tụ độc tố và tạp chất trong máu. Điều này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cơ thể yếu ớt và khó tập trung. Một biến chứng khác của bệnh thận là thiếu máu, gây suy nhược cơ thể và mệt mỏi.

Khó ngủ

Khi quá trình lọc máu ở thận gặp vấn đề, chất độc sẽ ở lại trong máu thay vì thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Điều này có thể khiến người bệnh gặp phải tình trạng khó ngủ. Với những người mắc bệnh mạn tính như béo phì, suy thận, chứng ngưng thở khi ngủ cũng dễ bị mắc bệnh thận hơn so với người bình thường.

Da khô và ngứa

Da khô và ngứa cũng là dấu hiệu của bệnh về khoáng chất và xương. Vì thận đảm nhận vai trò quan trọng trong quá trình loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, giúp tạo ra các tế bào hồng cầu, giúp xương chắc khỏe và hoạt động để duy trì lượng khoáng chất phù hợp trong máu. Khi mắc bệnh thận, thận không còn khả năng giữ cân bằng khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu.

Thường xuyên có nhu cầu đi tiểu

Nếu bạn cảm thấy thường xuyên mắc tiểu, đặc biệt vào ban đêm, đây có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Khi các bộ lọc của thận bị hư hỏng, làm tăng cảm giác muốn đi tiểu. Đôi khi đây cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới.

Tiểu máu

Khi thận gặp vấn đề, trong quá trình lọc máu chúng sẽ không thể giữ được hết những tế bào máu trong cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc các tế bào máu có thể bị “rò rỉ” ra ngoài theo đường nước tiểu. Ngoài việc báo hiệu bệnh thận, máu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của khối u, sỏi thận hoặc nhiễm trùng.

Nước tiểu có nhiều bọt

Khi đi tiểu, bạn sẽ thấy nhiều bọt nước tiểu nổi lên như khi đánh trứng và bạn cần phải xả nước nhiều lần mới khiến chúng biến mất hoàn toàn. Đây là dấu hiệu bệnh thận bạn dễ nhận biết và cần lưu ý.

Sưng mắt cá chân, bàn chân

Suy giảm chức năng thận trong quá trình lọc máu có thể dẫn đến tình trạng tích tụ lượng lớn natri trong cơ thể. Điều này gây sưng ở bàn chân và mắt cá chân của bệnh nhân. Ngoài ra, hiện tượng sưng ở chi dưới cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim, bệnh gan và các vấn đề mãn tính về tĩnh mạch chân.

Gây mất khẩu vị, chán ăn

Một dấu hiệu bệnh thận rất chung chung và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác là tình trạng mất vị giác, chán ăn. Khi gặp phải tình trạng này có thể do thận đã bị suy giảm chức năng, gây ra tình trạng tích tụ độc tố trong cơ thể.

Cơ bắp thường xuyên bị chuột rút

Khi chức năng thận bị suy giảm, quá trình lọc máu diễn ra không bình thường sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng điện giải. Khi gặp phải tình trạng này, cơ thể sẽ dễ bị hạ canxi, không kiểm soát được phốt pho,… gây ra tình trạng chuột rút cơ, thông tin trên trang web Bệnh viện Tâm Anh.

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật