Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những mẹo ăn uống để "thổi bay" cái nóng ngày hè

(DS&PL) -

Những ngày hè oi bức khiến mọi người cảm thấy uể oải, mệt mỏi và kiệt sức. Một vài gợi ý ăn uống dưới đây giúp bạn giải nhiệt và đánh bay cái nóng mùa hè.

1. Chia nhỏ các bữa ăn và ăn thường xuyên

Để tiêu hóa một bữa ăn lớn, cơ thể tạo ra nhiều nhiệt trao đổi chất hơn trong khi phân hủy thức ăn.

Trong mùa hè nóng nực, bạn nên chia nhỏ bữa ăn và thời lượng giữa các bữa thường xuyên hơn để cơ thể vừa được cung cấp năng lượng vừa đủ và tránh được mệt mỏi do hệ thống tiêu hóa phải làm việc quá tải.

Trong mùa hè nóng nực, bạn nên chia nhỏ bữa ăn và thời lượng giữa các bữa thường xuyên hơn để cơ thể vừa được cung cấp năng lượng vừa đủ và tránh được mệt mỏi do hệ thống tiêu hóa phải làm việc quá tải.

Nên tránh xa các loại thực phẩm giàu protein vì chúng cũng làm tăng mức nhiệt trao đổi chất của bạn.

2. Ăn nhiều rau xanh chống lại nắng nóng

Rau xanh được coi là chất làm loãng máu của thiên nhiên và chúng giúp bạn giải nhiệt cơ thể nhanh chóng. Những loại rau củ giàu kali như mồng tơi, rau đay, cà chua, rau má, diếp cá hay rau họ cải… là những lựa chọn ưu việt cho các bà nội trợ ngày oi bức.

Rau xanh được coi là chất làm loãng máu của thiên nhiên và chúng giúp bạn giải nhiệt cơ thể nhanh chóng.

Bạn nên ưu tiên sử dụng các loại rau này làm các món canh vì vừa giúp bổ sung nước, hạ nhiệt lại dễ ăn. Tuy nhiên, buổi tối trước khi ngủ bạn nên tránh ăn nhiều canh hay thực phẩm trữ nước vì sẽ làm cơ quan bàng quang bị căng đầy, phải thường xuyên thức giấc đi tiểu, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ .

Dưa chuột, cần tây, rau diếp, cà chua… là những “ứng cử viên” tốt cho ngày hè. Để “hưởng” trọn lợi ích tối ưu, bạn nên sử dụng nó làm các món nộm, gỏi, salad hay phải chế biến cáng ít càng tốt nhằm hạn chế sự thất thoát dinh dưỡng. Bên cạnh đó, nhớ hạn chế các loại hoa quả nhiều đường khiến bạn dễ “háo nước” hơn.

3. Giải nhiệt với trái cây

Trái cây và rau quả chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất… Vào mùa nắng nóng bạn cần bổ sung các loại trái cây để cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể mà lại chứa ít calo.

Vào mùa nắng nóng bạn cần bổ sung các loại trái cây để cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể mà lại chứa ít calo.

Dưa hấu, đào (chỉ 35-50 calo), dứa và táo (95 calo với 4g chất xơ) có thể hoạt động như máy điều hòa nhiệt độ bên trong cơ thể. Táo cũng chứa một loại chất xơ hòa tan được gọi là pectin, giúp giảm cảm giác đói và giúp giảm cân.

4. Sử dụng gia vị phù hợp

Mọi người thường nghĩ các loại gia vị sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một lượng nhỏ thức ăn cay và ớt kích thích các cơ quan cảm nhận nhiệt trong miệng. Điều này làm tăng lưu thông, khiến bạn đổ mồ hôi, từ đó giúp làm mát cơ thể bạn.

Bạn nên tăng cường chế biến các món ăn có dùng đến tỏi để có thể ăn được tỏi nhiều hơn.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng tỏi trong bữa ăn hàng ngày. Tỏi có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, làm giảm đông máu. Dù không phải là thực phẩm lý tưởng để ăn trước khi làm phẫu thuật nhưng tỏi có thể giúp giảm nhiệt độ cơ thể. Bằng cách tăng tuần hoàn máu, tỏi cho phép cơ thể đổ mồ hôi, mà khi bốc hơi, giúp cơ thể hạ nhiệt. 

5. Tránh uống rượu bia và đồ uống có đường

Vào mùa hè, nhiều người thường uống bia hoặc các loại nước có gas để tạo cảm giác sảng khoái và "đã khát". Tuy nhiên, những loại đồ uống này có các chất gây lợi tiểu, khiến cơ thể mất nước nhiều hơn, điều này không tốt cho sức khỏe.

Vào mùa hè, nhiều người thường uống bia hoặc các loại nước có gas để tạo cảm giác sảng khoái và "đã khát".

Đồ uống có ga có nhiều hương vị khác nhau, tiêu thụ phổ biến trong mùa hè. Mặc dù khi uống, bạn có thể cảm thấy sảng khoái nhưng thức uống không có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Soda chứa nhiều đường, hàm lượng dinh dưỡng không tốt, có thể khiến cơ thể bạn mất nước nhanh hơn. Lượng đường cao cũng gây ra các vấn đề sức khỏe mạn tính như: tiểu đường, béo phì.

Việc uống bia mùa hè, đặc biệt là bia lạnh có thể giúp bạn cảm nhận ngay sự mát mẻ mà nó đem lại nhưng sau khi đi vào cơ thể, chất cồn trong bia kích thích sự tiết ra hormone của tuyến thượng thận, từ đó khiến tim đập nhanh hơn, mạch máu bị giãn nở gia tăng quá trình bốc hơi nước gây ra cảm giác khô miệng. Uống nhiều rượu bia thường xuyên làm tăng nguy cơ phát triển ung thư khoang miệng, hầu họng, thanh quản, thực quản, gan, vú, đại trực tràng...

6. Uống đủ nước

Vào những ngày nắng nóng, cơ thể cố gắng giữ mát bằng cách đổ mồ hôi. Để tránh mất nước, bạn nên uống nước với tốc độ vừa phải và uống ngay khi không cảm thấy khát. Uống đủ nước giúp cân bằng cơ thể do nhiệt, giải quyết các vấn đề tiêu hóa bằng cách cải thiện sự hấp thu chất dinh dưỡng. Nếu uống nhanh và chỉ uống khi khát, bạn dễ bị đầy hơi. Mất nước do nắng nóng có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa như táo bón.

Để tránh mất nước, bạn nên uống nước với tốc độ vừa phải và uống ngay khi không cảm thấy khát.

Theo khuyến cáo chung, đối với một người khỏe mạnh bình thường nên uống khoảng 8 ly nước, tương đương 2 lít nước mỗi ngày. Đây là tổng lượng chất lỏng bạn cần cung cấp cho cơ thể, bao gồm nước lọc và các loại đồ uống cùng thực phẩm chứa nhiều nước khác. Vào mùa nóng, bạn có thể tiêu thụ nhiều hơn mức này tùy theo nhu cầu của cơ thể

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật