Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lưu ngay 5 loại cây sau đây để thổi bay mẩn ngứa, rôm sảy trong mùa hè

(DS&PL) -

Tình trạng mẩn ngứa, rôm sảy khắp người gây ra không ít khó chịu cho cơ thể. Tham khảo những cách trị mẩn ngứa, rôm sảy được dân gian tin dùng dưới đây để có thêm lựa chọn trong điều trị.

Rôm sảy là tình trạng kích ứng da phổ biến trong mùa hè. Thời tiết nóng, độ ẩm cao làm giãn các mao mạch trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập tạo rôm sảy. Nắng nóng cũng khiến trẻ ra nhiều mồ hôi hơn, các chất bụi bẩn và bã nhờn bám vào cơ thể làm bít tuyến mồ hôi, làm trẻ nổi rôm sảy.

Theo dân gian, sử dụng lá cây để tắm có thể giảm ngứa và cải thiện nhanh chóng tình trạng mẩn ngứa và rôm sảy. Dưới đây là 5 loại lá cây có trong vườn nhà mà mọi người có thể sử dụng.

1. Trà xanh

Trong trà xanh, EGCG (epigallocatechin-3-gallate) có nhiều đặc tính trị liệu, trong đó bao gồm cả chống viêm, ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại.

Trà xanh không chỉ là một loại đồ uống có nhiều lợi ích đối với sức khỏe mà còn có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý da liễu.

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy hợp chất polyphenolic chính có trong trà xanh, EGCG (epigallocatechin-3-gallate), được phát hiện có nhiều đặc tính trị liệu, trong đó bao gồm cả chống viêm, ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại.

Cách dùng lá trà xanh để tắm như sau:

Dùng lá trà xanh đun sôi với nước hoặc có thể đem lá trà xanh hãm với nước sôi rồi cho thêm vào ít muối. Nên pha theo tỉ lệ 10:1 tức là 10g trà xanh thì pha với 1g muối. Lá trà xanh phải còn tươi, không bị sâu, không quá già cũng không quá non.

Sau khi nước còn hơi ấm, dùng khăn sạch tẩm với dung dịch nước để lau người hoặc tắm trực tiếp trong 10 phút. Không dùng chè khô thay thế cho lá chè tươi, không để nước lạnh khi tắm.

2. Rau diếp cá

Rau diếp cá thuộc họ Lá giấp (Saururaceae). Tên khoa học: Herba Houttuyniae cordatae. Nhiều người còn gọi loài thực này là: lá giấp, rau giấp cá, ngư tinh thảo.

Rau diếp cá thuộc họ Lá giấp (Saururaceae). Tên khoa học: Herba Houttuyniae cordatae. Nhiều người còn gọi loài thực này là: lá giấp, rau giấp cá, ngư tinh thảo.

Tinh dầu trong loại rau này có khả năng ức chế một số loại virus như: virus HSV-1 (gây bệnh Herpes), virus gây bệnh cúm, virus HIV-1 (HIV chủng 1 ở người); cùng các loại vi khuẩn khác như: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, nấm… Do đó, nhiều người thường dùng rau diếp cá với công dụng sát trùng, kháng viêm cho cơ thể như mẩn ngứa.

Diếp cá thường được dùng bằng cách ăn sống trực tiếp cùng với các loại thịt, cá, hải sản hoặc nấu chín. Bên cạnh đó, nhiều người còn giã nát, lấy phần nước để uống và phần bã để đắp (tùy theo công dụng).

Tuy nhiên, rau diếp cá có mùi hơi tanh và có thể gây khó chịu cho nhiều người. Do đó, khi tắm bằng loại lá này, cơ thể có thể sẽ lưu hương của diếp cá.

3. Nước lá ổi

Hơn nữa, chiết xuất lá ổi cũng hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây mụn nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm.

Một số nghiên cứu về các chất chiết xuất từ lá ổi khác nhau, bao gồm cả trà lá ổi, đã chứng minh các đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm. Có một số hợp chất trong lá có thể góp phần tạo nên những đặc tính này bao gồm flavonoid (chất chống oxy hóa), tanin và axit (gallic và betulinic).

Do đó, dùng nước lá ổi để tắm có thể ngăn ngừa hoặc điều trị các bệnh da liễu mà vi khuẩn gây ra. Hơn nữa, chiết xuất lá ổi cũng hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây mụn nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm.

Để giảm tình trạng mẩn ngứa, mề đay hay rôm sảy bằng lá ổi, mọi người có thể thực hiện theo cách sau:

Hái một nắm lá hoặc búp ổi rửa sạch.

Cho lá ổi vào nồi bắc lên bếp đun cùng 2 lít nước trong khoảng 15 phút.

Đợi nước nguội bớt rồi dùng để tắm.

Mỗi ngày bạn cũng có thể uống một ly trà lá ổi để giảm tình trạng mẩn ngứa khắp người.

4. Rau kinh giới

Theo Đông y, kinh giới có tính ấm, cay, không chỉ hỗ trợ điều trị cảm mạo, sốt, cúm, nhức đầu, hoa mắt... mà còn có tác dụng cải thiện tình trạng sởi, lở ngứa, mụn nhọt. 

Theo Đông y, kinh giới có tính ấm, cay, không chỉ hỗ trợ điều trị cảm mạo, sốt, cúm, nhức đầu, hoa mắt... mà còn có tác dụng cải thiện tình trạng sởi, lở ngứa, mụn nhọt… nhờ đặc tính kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa.

Để giúp thanh nhiệt, giải độc, trị mẩn ngứa, mụn nhọt, rôm sảy, mọi người có thể sắc kinh giới sao vàng nên uống trong ngày hoặc đun kinh giới tươi để làm nước tắm.

Duy trì hàng ngày đến khi thấy các triệu chứng đã được cải thiện rõ rệt.

5. Ngải cứu

Ngải cứu là một trong những loại thảo dược phổ biến và có nhiều tác dụng trong y học cổ truyền.

Ngải cứu là một trong những loại thảo dược phổ biến và có nhiều tác dụng trong y học cổ truyền. Nó hỗ trợ điều trị đau nửa đầu, điều hoà kinh nguyệt, hoạt huyết cầm máu, tốt cho hệ tiêu hóa...

Ngoài ra, ngải cứu có đặc tính sát khuẩn, chống viêm nên hữu ích trong việc giảm ngứa ngáy do nổi mẩn. Hơn nữa, trong tinh dầu của ngải cứu có chứa một số hoạt chất tương tự như chất kháng sinh và chất làm giảm đau tự nhiên nên thường được dùng để giảm mụn nhọt, rôm sảy...

Đun ngải cứu tắm hàng ngày có thể cải thiện tình trạng mẩn ngứa ngoài da. Trong trường hợp bị nổi mề đay, mọi người có thể giã nát ngải cứu đã được làm sạch cùng với một chút muối. Sau đó, đắp trực tiếp lên vùng da bị mề đay, nhưng nên lưu ý không được đắp vào vết thương hở.

Lưu ý khi trị rôm sảy, mẩn ngứa bằng lá cây:

Các loại là cây trên đều có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm nên có thể được dùng để hỗ trợ điều trị một số tình trạng da liễu như nổi mẩn, rôm sảy. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại lá này, mọi người nên lưu ý:

- Sử dụng lá cây để tắm giúp giảm mẩn ngứa, rôm sảy là các bài thuốc dân gian, chỉ mang tính hỗ trợ điều trị và không thể thay thế được các chỉ định của bác sĩ.

- Dù dùng bất kỳ loại lá nào để tắm cũng phải đảm bảo phải ngâm rửa nước muối hoặc thuốc tím thật sạch trước khi xay, giã hoặc đun nấu. Bởi các loại lá này chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn gây hại, thậm chí có thể là thuốc trừ sâu trên mặt lá. Hơn thế nữa, một số loại lá còn có lông tơ, có thể gây kích ứng da.

- Điều trị mẩn ngứa, rôm sảy từ lá cây thường không có tác dụng nhanh nên bạn cần kiên trì thực hiện.

- Sau khi tắm xong nên tráng lại bằng nước ấm để rửa trôi lượng bột của lá có thể còn đọng lại trên da, gây nhiễm khuẩn.

- Không thêm quá nhiều muối hoặc chanh vào nước tắm, điều này có thể làm xót, dễ làm kích ứng da. Cũng không được đun nước lá quá đặc vì lượng tinh bột của lá có thể đọng lại trên da, gây nhiễm khuẩn, viêm da, dị ứng da.

- Không tắm nước lá cho trẻ khi da có dấu hiệu bị trầy xước, mưng mủ, sưng đỏ, viêm nặng. Bởi khi da đã trong tình trạng này thì da đã mất lớp màng bảo vệ, việc tắm lá dù đã qua đun nấu vẫn có thể tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, làm tình trạng, nhiễm trùng tăng lên và có thể gây những biến chứng nguy hiểm.

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật