Canh cua rau đay mồng tơi
Đây là món ăn "quốc dân" từ Bắc vào Nam, luôn được ưu tiên trong những ngày nắng nóng. Cua đồng theo Đông y có vị mặn, tính hàn, có tác dụng tốt cho xương khớp, trị nhiệt lại giàu canxi.
Canh cua rau đay mồng tơi.
Để có bát canh cua đóng tảng đẹp mắt, rau xanh mướt, cần chú ý: Nên giã cua bằng tay, thêm muối hạt giúp protein kết dính, lọc kỹ sẽ lấy được nhiều thịt hơn. Nên chọn cua đồng vào đầu hoặc cuối tháng âm lịch vì lúc này cua đang độ béo, thịt nhiều; còn khi ở giữa tháng cua lột vỏ, gầy yếu. Cua đực thường cho nhiều thịt, còn cua cái thì nhiều gạch.
Cách nấu canh cua rau đay mồng tơi
Nguyên liệu
- 0,5kg cua đồng
- 1 bó rau mồng tơi, 1 bó rau đay, 1 quả mướp hương
- Dầu ăn, muối, hạt nêm
- 1 thìa nhỏ mắm tôm (nếu thích)
Cách nấu
Bước 1: Làm cua
Cua đồng rửa sạch, tách mai, lột bỏ phần yếm rồi khêu lấy gạch cua để riêng.
Thịt cua đem giã hoặc xay cùng một nhúm muối. Hòa phần cua nhuyễn với nước rồi lọc qua rây lưới nhỏ để bỏ phần bã vỏ cua.
Bước 2: Rau đay, mồng tơi nhặt và rửa sạch. Mướp gọt vỏ, rửa sạch.
Thái nhỏ rau đay và rau mồng tơi cỡ 1cm. Mướp bổ đôi theo chiều dọc rồi xắt miếng chéo.
Bước 3: Nấu canh cua
Đổ nước cua vào nồi, bắc lên bếp đun sôi. Bạn cần canh để khi nước cua sôi không bị trào ra ngoài.
Khi nước cua sôi, thịt đã đóng bánh, từ từ gạt thịt cua sang 1 bên rồi cho rau vào, nêm gia vị vừa ăn, có thể cho thêm 1 thìa mắm tôm.
Lưu ý
Chưng gạch cua: cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành khô rồi cho gạch vào chưng cho dậy mùi thơm và có màu vàng. Khi canh cua vừa chín tới thì trút gạch vào nồi canh, đợi khi sôi đều thì tắt bếp, múc canh ra tô lớn.
Nếu bạn ngại làm thịt cua thì có thể mua cua say sẵn trong siêu thị, về chỉ cần lọc lấy thịt cua để nấu canh. Món canh cua rau đay cũng không thể thiếu đĩa cà muối giòn tan, chua dịu ăn kèm.
Canh hến nấu rau đay
Theo Đông y, thịt hến tên là nghiễn nhục, vị mặn, tính hàn, không độc, tác dụng mát gan, thông tràng, bổ khí huyết.
Rau đay có vị cay, tính mát, không độc, thanh lọc cơ thể, có công dụng giải nhiệt, cảm nắng...
Nguyên liệu
1kg hến
1kg rau đay
Cách làm
Rửa sạch, thái nhỏ rau đay.
Rửa sạch hến đun với 800ml nước, đến khi hến nở ra, vớt hến, bỏ vỏ, làm sạch hến một lần nữa.
Dùng nước luộc hến, cho thêm nước sạch đủ ăn, đun sôi, cho rau đay thái nhỏ vào. Nêm muối, gia vị vừa đủ.
Lưu ý
Phụ nữ mang thai, người bị bệnh thận, gout, tiêu hóa kém... không nên ăn nhiều hến.
Canh cua khoai sọ rau muống
Một bát canh với thịt cua đóng tảng, gạch cua thơm lừng, khoai sọ bùi dẻo, rau muống giòn ngon. Món này ăn cùng cà pháo, thịt rang cháy cạnh thì bao ký ức hương xưa vị cũ về món ngon Hà thành ùa về.
Một bát canh với thịt cua đóng tảng, gạch cua thơm lừng, khoai sọ bùi dẻo, rau muống giòn ngon.
Chú ý nên chọn rau muống nước mềm khi nấu canh sẽ xanh non. Bí quyết để gọt vỏ khoai sọ không bị ngứa là nên đeo găng tay gọt khô hoặc luộc rồi bóc vỏ. Phần gạch cua tùy theo khẩu vị mỗi gia đình và vùng miền chưng hoặc cho vào trực tiếp đều ngon.
Nguyên liệu
Rau muống: 200g g
Khoai sọ: 200g
Cá thác lác: 150g
Ngò rí: 2 cây
Hành lá: 2 cây
Ớt sừng: 1 trái
Tiêu, nước mắm
Cách làm
Đun sôi 1,5 lít nước, cho cá thác lác vào, nêm hạt nêm, cho tiếp khoai sọ vào, nấu đến khi khoai chín mềm.
Cuối cùng thêm rau muống vào, đợi rau chín thì nêm thêm 1M nước mắm, tắt bếp.
Múc canh ra tô, rắc hành lá, ngò rí và tiêu lên trên, dùng nóng với cơm.
Lưu ý
Luộc sơ khoai rồi mới gọt vỏ sẽ đỡ bị nhớt và tránh ngứa tay hơn.
Rau muống cho vào sau khi đã nêm gia vị để rau vừa chín tới sẽ ngon hơn.
Canh hoa thiên lý
Hoa thiên lý màu xanh tươi, giò chín tới, tôm mềm, nước canh thanh ngọt hấp dẫn. Đây là món canh phổ biến của vùng đồng bằng Bắc Bộ giúp giải nhiệt trong những ngày hè.
Cách làm
Tôm khô rửa sạch, ngâm nước ấm cho mềm. Vị ngọt thanh từ tôm khô giúp cho món ăn trở nên hấp dẫn.
Hoa thiên lý nhặt bỏ cuống già, rửa sạch.
Cho lượng nước vừa đủ, cho tôm khô cùng nước ngâm vào ninh mềm để lấy nước dùng ngọt tự nhiên. Chú ý hớt bỏ bọt cho nước trong. Dùng thìa tròn dấp ít dầu ăn cho đỡ dính, múc giò sống thả vào nồi nước dùng. Khi giò nổi lên mặt nước là đã chín. Nêm 1,5 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê nước mắm, 1/2 thìa cà phê hạt nêm vào. Điều chỉnh cho vừa khẩu vị gia đình.
Cho hoa thiên lý vào. Khi nước sôi trở lại khoảng 1 phút là tắt bếp, múc ra thưởng thức.
Yêu cầu thành phẩm: Hoa thiên lý giữ màu xanh tươi, giò chín tới, tôm mềm, nước canh thanh trong, ngọt mát rất hấp dẫn. Đây là món ăn phổ biến của vùng đồng bằng Bắc bộ giúp giải nhiệt trong những ngày hè oi bức.
Lưu ý
Nên chọn những bông thiên lý còn e ấp nụ vì lưu giữ hương thơm, giúp món ăn ngon hơn.
Thiên lý còn được chế biến nhiều món ngon như: canh hoa thiên lý nấu cua đồng, hoa thiên lý xào thịt bò, hoa thiên lý xào lòng gà...
Vì hoa thiên lý nhanh chín nên khi nấu canh, thả hoa vào sôi lại là được. Nếu nấu lâu quá bị nhũn, mất mùi thương thơm ngon.
Canh rau dền đỏ
Rau dền đỏ có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, giải độc, chữa đau đầu, chóng mặt, hỗ trợ ăn uống tốt hơn.
Rau dền đỏ có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, giải độc, chữa đau đầu, chóng mặt, hỗ trợ ăn uống tốt hơn.
Nguyên liệu
1 mớ rau dền đỏ
Gia vị muối, hạt nêm vừa đủ.
Cách làm
Rửa sạch rau dền, thái nhỏ hoặc không tùy theo sở thích và thói quen.
Cho 800ml nước vào nồi, đun sôi, cho rau dền vào.
Nêm nếm gia vị vừa ăn.
Lưu ý
Phụ nữ có thai và người hư hàn tiêu chảy dùng hạn chế.
Canh rau ngót thịt nạc
Theo Đông y, rau ngót vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ huyết, nhuận tràng lại có nhiều lượng đạm thực vật. Nhiều món canh từ rau ngót được ưu tiên trong thực đơn ngày hè như: Canh rau ngót thịt nạc băm, canh rau ngót nấu tôm, canh cua rau ngót...Trong đó món canh rau ngót thịt nạc đơn giản, dễ làm, được nhiều người yêu thích.
Trong đó món canh rau ngót thịt nạc đơn giản, dễ làm, được nhiều người yêu thích.
Tùy theo khẩu vị, có 2 cách nấu: Một số người xào rau trước cho mềm rồi mới thêm nước, số khác lại thích rau xanh nên đun sôi nước mới cho vào.
Cách làm
Rau ngót sau khi nhặt, rửa sạch, vò sơ thì tùy theo khẩu vị mỗi người mà có cách nấu khác nhau.
Cách 1: Phi thơm hành khô, cho thịt nạc đã ướp gia vị vào xào săn. Trút rau ngót đã vò dập vào xào cùng cho mềm. Thêm lượng nước vừa đủ vào đun sôi. Nêm nếm lại gia vị cho phù hợp là được. Cách này thì rau mềm, thấm vị nhưng rau không xanh.
Cách 2: Phi thơm hành khô, xào săn thịt nạc đã ướp gia vị. Thêm lượng nước vừa đủ, đun sôi, nêm nếm gia vị phù hợp. Khi nước sôi thì thả rau đã vò sơ vào. Cách này thì giữ màu rau đẹp xanh tươi. Tuy nhiên nhược điểm là rau hơi nhạt vị và dai dai.
Như Quỳnh (T/h)