Trong những năm qua, Trung Quốc là nguồn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ nhất vào Campuchia.
Mới đây, Mỹ đã liệt Tập đoàn Union Development Group (UDG) của Trung Quốc vào danh sách đen.
Washington bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng tại các quốc gia Đông Nam Á khi UDG thông báo về dự án xây dựng khu phức hợp Dara Sakor gồm cảng, sân bay và khu nghỉ dưỡng ở Campuchia.
Tổ hợp dự án khu phức hợp phục vụ mục đích nghỉ dưỡng Dara Sakor tại Campuchia của công ty Trung Quốc. Ảnh: SCMP |
Ước tính, tổng số tiền đầu tư cho dự án này lên tới 3,8 tỷ USD với phần lớn số vốn đến từ công ty Trung Quốc. Theo đó, sân bay quốc tế Dara Sakor sẽ được xây dựng trên khu đất rộng 4,5 ha tại quận Botom Sakor (tỉnh Koh Kong) với đường băng dài 3.200m. Đây dự kiến sẽ là đường băng dài nhất tại sân bay Campuchia từ trước tới nay.
Bên cạnh đó, sân bay này có thể công suất khai thác tới 10 triệu lượt khách, gấp đôi công suất của sân bay Phmon Penh và gấp 40 lần lượt khách đến sân bay Sihanoukville, một điểm đến hút khách nhờ các khách sạn và sòng bài nổi tiếng, vào năm 2017. Sân bay quốc tế Dara Sakor còn sở hữu cảng biển sâu, chiếm 20% diện tích bờ biển Campuchia.
Cũng trong năm 2017, Hội đồng Phát triển Campuchia từng chia sẻ với truyền thông rằng kể từ năm 2011, Trung Quốc là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất của Campuchia. Các tòa nhà mới được xây dựng ở khắp nơi ở Campuchia và có nguồn tài trợ, đầu tư của Trung Quốc.
Các công ty Trung Quốc cung cấp 80% sản lượng ở Campuchia điện năm 2016. Ảnh: Sohu |
Theo phân tích của Moody, hỗ trợ hàng năm của Trung Quốc cho Đông Nam Á vượt quá tổng số của tất cả các tổ chức đa phương và Liên minh châu Âu.
Trang web chính thức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia cho biết các công ty Trung Quốc cung cấp 80% sản lượng điện năm 2016 của nước này.
Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD vào 7 nhà máy điện ở Campuchia trong thập kỷ qua. Mặc dù tình trạng mất điện vẫn xảy ra nhưng không còn thường xuyên, tổng nguồn điện đã tăng từ 180 MW năm 2002 lên 2000 MW vào năm 2016.
Sơ đồ tuyến cáp quang MCT của Campuchia. Ảnh: JatiYoung |
Hay như tuyến cáp quang biển đầu tiên của Campuchia (MCT) chính thức ra mắt vào ngày 15/3/2007, với tổng vốn đầu tư khoảng 80 triệu USD.
Dự án MCT do Huawei Marine phát triển, dài 1.300km và sử dụng công nghệ truyền dẫn cáp quang 100Gbps tiên tiến để tăng tốc độ mạng lên 30Tbps/s, nâng cao hiệu quả thông tin liên lạc trong nước và mở ra một kỷ nguyên “kết nối” trực tiếp mới giữa Campuchia với các nước Châu Á và ASEAN. Trước đó, Campuchia chủ yếu mượn các đường mạng nước ngoài như Thái Lan và Việt Nam.
Dưới đây là một số dự án nổi bật khác của Trung Quốc tại Campuchia:
Cầu hữu nghị Trung Quốc - Campuchia thứ 8
Cầu hữu nghị Trung Quốc - Campuchia thứ 8 bắc qua sông Mekong. Ảnh: Baidu |
Đây là cây cầu bắc qua sông Mekong do Trung Quốc hỗ trợ vốn vay ưu đãi và được khởi công xây dựng bởi Tập đoàn Kỹ thuật Xây dựng Thượng Hải.
Cầu dài 1.131m, rộng 13,5m, có hai làn ô tô 3,5m, hai làn xe máy 1,9m và hai vỉa hè 1,1m.
Bên cạnh đó, một tuyến đường nối với cây cầu có tổng chiều dài khoảng 8.000m cũng được xây dựng. Tổng chiều dài của cầu và đường là 9.454m, sau khi hoàn thành sẽ nối liền hai tỉnh Kampong Cham và Teben Kemun. Cây cầu dự kiến hoàn thành vào năm 2021.
Tòa tháp đôi số 1 thế giới
Hình ảnh mô phỏng tòa tháp đôi có chiều cao 560m ở Campuchia. Ảnh: Takungpao |
Năm 2017, một liên danh dẫn đầu bởi Sino Great Wall International và Wuchang Shipbuilding Industry của Trung Quốc vừa thắng thầu xây dựng tòa tháp đôi cao nhất thế giới với tổng vốn đầu tư 2,7 tỷ USD ngay tại bờ sông Mekong ở Phnom Penh, thủ đô Campuchia.
Tòa tháp sẽ có chiều cao 560m với 133 tầng, vượt xa so với tòa tháp đôi cao nhất thế giới hiện nay: Tòa tháp đôi Petronas của Malaysia (452m, 88 tầng).
Sân vận động quốc gia Campuchia
Đây sẽ là nơi đăng cai SEA Games 2023. Ảnh: Goal |
Dự án sân vận động lớn nhất và cấp cao nhất do chính phủ Trung Quốc tài trợ ở nước ngoài từ trước đến nay là Sân vận động quốc gia Campuchia, với vốn đầu tư khoảng 157 triệu USD.
Tổng diện tích xây dựng theo thiết kế của dự án khoảng 82.400 m2 có sức chứa 60.000 người. Thiết kế của sân vận động do đích thân Thủ tướng Hun Sen của Vương quốc Campuchia lựa chọn, hình dáng tổng thể giống như một chiếc thuyền buồm tráng lệ.
Dự án được khởi công xây dựng vào ngày 4/4/2017. Sau khi hoàn thành, sân vận động sẽ trở thành địa điểm đăng cai SEA Games 2023.
Dự án Truyền tải và Chuyển đổi điện lưới 230KV
Ảnh minh họa |
Chiều ngày 16/3/2019, Công ty Điện lực Campuchia và Công ty TNHH Cơ khí nặng Quốc gia Trung Quốc đã ký kết hợp đồng giai đoạn 2 của Dự án Truyền tải và Chuyển đổi điện lưới 230KV Quốc gia Campuchia với số tiền khoảng 185 triệu USD tại thủ đô Phnom Penh.
Dự án bao gồm tổng cộng 9 tỉnh và thành phố ở Campuchia, và chính phủ Trung Quốc cung cấp các khoản vay ưu đãi để xây dựng. Sau khi hoàn thành sẽ tích cực cải thiện tình hình điện năng cho hơn 250.000 hộ dân vùng chưa có điện lưới. Không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của dân cư dọc tuyến mà dự án còn đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của các ngành nông nghiệp, khai khoáng tại địa phương.
Dự án mở rộng Quốc lộ 76 Campuchia
Dự án mở rộng Quốc lộ 76 Campuchia do Chính phủ Trung Quốc phối hợp xây dựng. Ảnh: Baidu |
Phần mở rộng của Quốc lộ 76 của Campuchia dài 171,78 km, nằm ở các tỉnh Mondulkiri và Ratanakiri ở Đông Bắc Campuchia, do Chính phủ Trung Quốc và Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc xây dựng bằng nguồn vốn vay ưu đãi.
Việc hoàn thành và mở rộng Quốc lộ 76 đã mở ra một con đường thuận tiện cho tỉnh Ratanakiri kết nối với các khu vực bên ngoài, mở ra cơ hội cho sự phát triển nhanh chóng của tỉnh này. Đây cũng là một dự án quan trọng trong sáng kiến "Vành đại - Con đường" của chính phủ Trung Quốc.
Hoa Vũ (Theo Sohu, Zhihu)