Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những điều cần lưu ý trong tháng cô hồn

  • Thủy Tiên (T/h)
(DS&PL) -

Để tránh những điều không may mắn, dân gian lưu truyền những điều kiêng kỵ, tránh phạm phải vào tháng cô hồn.

Những điều cần lưu ý trong tháng cô hồn

Báo VietNamnet dẫn lời TS Dương Hoàng Lộc, Trưởng bộ môn Nhân học - Tôn giáo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo, Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TP.HCM cho hay, người xưa còn cho rằng, tháng 7 âm lịch là thời điểm hoạt động của ma quỷ, gắn với những điều xui rủi.

Để tránh những điều không may mắn, dân gian lưu truyền những điều kiêng kỵ, tránh phạm phải vào tháng cô hồn.

Vào tháng 7 âm lịch, mọi người nên sắp xếp thời gian đi thăm mộ phần của người thân trong gia đình.

Người xưa cũng khuyên gia chủ nên tung gạo muối cúng chúng sinh. Thông thường, gia chủ cúng Phật, cúng gia tiên, thần linh trong nhà. Tuy nhiên, trong ngày Rằm tháng 7, gia chủ cũng cần cúng chúng sinh ở trước cửa hoặc ngoài trời.

Những điều cần lưu ý trong tháng cô hồn. Ảnh minh họa 

Khi cúng chúng sinh, hãy tung một nắm gạo hoặc muối từ trong nhà ra khỏi cửa. Hành động này giống như tiễn cô hồn, xua tan âm khí. Chú ý, không ném gạo muối từ ngoài vào trong nhà, mà phải làm ngược lại mới đúng.

Dân gian cũng khuyên người dân không nên sát sinh trong tháng cô hồn. Vì thế, mâm cơm cúng rằm thường ưu tiên đồ chay.

Ông Lộc cho rằng, người dân không nên cúng bái linh đình trong tháng cô hồn, không tùy tiện đốt vàng mã.

Người dân cũng không nên làm chuyện đại sự vào tháng cô hồn. Bởi theo phong tục dân gian, tháng cô hồn xui xẻo, không nên cất nhà, cưới gả, khai trương…

Trong tháng 7 âm lịch, mọi người nên làm việc thiện, dốc sức cứu người, lan tỏa những điều tử tế trong cộng đồng.

Những việc nên làm trong tháng cô hồn

Thông tin trên báo Dân trí, dân gian cũng ghi nhớ mang theo một số vật dụng bên người vào tháng cô hồn theo quan niệm của người xưa để tránh xui rủi vây bám.

Một số vật dụng cần mang theo như: Vòng dâu, muối, tỏi, gạo nếp, lá ngải cứu, tích cực làm việc thiện, vui vẻ, từ tâm...

Phong tục cúng cô hồn

Tại Việt Nam việc này như một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác. Hàng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau. Thông thường, người Việt thường cúng cô hồn vào ngày mùng 2, 15, 16 tháng 7 âm lịch, một số nơi cúng sớm hơn hoặc trễ hơn nhưng đều cúng vào buổi chiều tối.

Phong tục và lễ cúng cô hồn từ đó hình thành trước để khẩn tránh đi sự quấy phá của các linh hồn, sau để an ủi các linh hồn giảm bớt sự tủi khổ từ địa ngục, và để cầu cúng cho vong hồn người thân đã qua đời.

* Thông tin mang tính chất tham khảo và chiêm nghiệm

Tin nổi bật