Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những điểm mới trong phiên tòa xét xử Đinh La Thăng và đồng phạm

(DS&PL) -

Ngày 8/1, phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và 21 bị cáo sẽ thực hiện mô hình phòng xét xử mới.

"Mô hình phòng xét xử mới không phải chỉ áp dụng với phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh mà đây là điều bắt buộc phải thực hiện theo quy định Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có hiệu lực 1/1/2018”, ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh nói.

Ngày 8/1, phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và 21 bị cáo sẽ thực hiện mô hình phòng xét xử mới. Bị cáo không phải đứng trước vành móng ngựa và được đảm bảo tối đa nguyên tắc suy đoán vô tội.[presscloud]996[/presscloud]

Liên quan đến những điểm mới này, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh, Ủy viên ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh cho rằng, việc Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội sắp xếp lại phòng xử án theo mô hình phòng xử án mới là một bước tiến trong cải cách tư pháp. Về mặt hình thức, nó đã thực hiện đúng quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Đây là hoạt động để việc xét xử được dân chủ, minh bạch, công khai, tạo điều kiện cho đội ngũ luật sư có thể phát huy vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các bị cáo, cũng như phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng để có thể cùng nhau bảo vệ công lý, pháp chế.

ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh hoan nghênh mô hình phòng xử án mới.

Vị Ủy viên ủy ban Pháp luật của QH phân tích. mô hình phòng xét xử mới giúp đại diện viện Kiểm sát, luật sư có thể tranh luận, dân chủ, bình đẳng. Cơ sở tranh tụng tại tòa sẽ là căn cứ để tòa có thể ra quyết định đúng pháp luật, đúng người, đúng tội. Nếu tòa và các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng tinh thần của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 và các quy định của pháp luật về nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ là bước tiến quan trọng. Các bị cáo chỉ có tội khi có bản án, quyết định của tòa án. Vụ việc vẫn ở trong quá trình tố tụng thì các quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo vẫn sẽ được bảo vệ triệt để theo đúng tinh thần Hiến pháp 2013. Đó là bước tiến rất quan trọng trong hoạt động xét xử và cải cách tư pháp ở Việt Nam.

“Mô hình phòng xét xử mới không phải chỉ áp dụng với phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh mà đây là điều bắt buộc phải thực hiện theo quy định Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và có hiệu lực từ 1/1/2018. Ông Đinh La Thăng có thể bị truy tố theo Điều 165 của Bộ luật Hình sự năm 1999 nhưng rất nhiều yếu tố và tình tiết có thể áp dụng tại Bộ luật Hình sự mới khi có lợi cho bị can, bị cáo. Chính vì thế, việc áp dụng mô hình phòng xử án mới, đảm bảo tối đa nguyên tắc suy đoán vô tội là một điều tất yếu không chỉ trong vụ án xét xử ông Đinh La Thăng mà với tất cả các vụ án từ năm 2018 trở đi.

Tôi cho rằng đây là một bước tiến bộ trong các hoạt động tư pháp, xét xử, trong các hoạt động tố tụng của cơ quan thi hành tố tụng mà chúng ta phải thực hiện nghiêm túc. Điều đó thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật trong một Nhà nước pháp quyền, là quy luật không thể tránh khỏi. Dưới góc độ luật sư, chúng tôi hoan nghênh quyết định của tòa án, các cơ quan tố tụng”, ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh nói.

Đỗ Thơm

Tin nổi bật