Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những dấu hiệu khi trẻ bị nôn trớ cần đưa đến bệnh viện ngay

(DS&PL) -

Nôn trớ đơn thuần thường liên quan đến ăn uống. Tuy nhiên, cha mẹ chớ xem nhẹ khi trẻ nôn trớ. Nếu có những dấu hiệu bất thường khi nôn trớ, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám.

Nôn trớ đơn thuần thường liên quan đến ăn uống. Tuy nhiên, cha mẹ chớ xem nhẹ khi trẻ nôn trớ. Nếu có những dấu hiệu bất thường khi nôn trớ, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay.

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Đức, khoa Tai Mũi Họng (Hà Nội), với các mẹ, trẻ nôn trớ là một vấn đề thường gặp, gây nhiều phiền toái và lo lắng.

Chuyên gia lưu ý các mẹ cần phân biệt rõ giữa nôn trớ bình thường và bất thường. Điều này rất quan trọng với sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ.

Nôn trớ là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ. Là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Nôn trớ có thể lành tính, tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Có khi nôn trớ là biểu hiện của những bệnh lý tiêu hóa  như trào ngược dạ dày thực quản, có thể  là triêu chứng của bệnh lý đường hô hấp hay là bệnh lý toàn thân…

Nôn trớ  đơn thuần thường liên quan đến ăn uống. Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, hoặc không dung nạp thức ăn  hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ, hoặc ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó. Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Do vậy, chỉ cần điều chỉnh cách cho ăn.

Nôn trớ thường tự hết sau 6 - 24 giờ mà không cần phải áp dụng bất kỳ cách điều trị đặc biệt nào. Miễn là bé vẫn khoẻ mạnh và tiếp tục lên cân thì bạn không cần phải lo lắng về hiện tượng này.

Tuy nhiên, không nên xem nhẹ khi trẻ bị nôn trớ, Đôi khi, dù rất hiếm, nôn trớ ít khi là biểu hiện của một tình trạng viêm nhiễm nào đó ở hệ hô hấp, tiết niệu hay thậm chí là tai.

“Khi bé nôn kèm theo sốt, tiêu chảy, nôn nhiều đến mức bị mất nước (mắt trũng xuống, môi khô, khát nước dữ dội), ngủ lịm, lơ mơ, lì bì,… đó là dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đi khám ngay. Bé trên 2 tuổi thường xuyên bị nôn trớ nhiều cũng là bất thường”, bác sĩ Đức cảnh báo.

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo nôn trớ không bình thường, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế:

- Đau bụng quằn quại

- Bụng trướng

- Lơ mơ hay ở trạng thái kích thích

- Co giật

-  Liên tục nôn trớ hay tiếp tục nôn trớ trên 24 tiếng

- Có dấu hiệu cơ thể bị khử nước như miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu (thay ít hơn 6 tã lót/ngày) 

- Xuất hiện máu hay mật (màu xanh) khi nôn trớ

Một chút máu tươi khi nôn trớ thường không đáng lo ngại bởi đó là do các mao mạch ở thực quản bị xước khi phản xạ nôn quá mạnh.

Cũng có thể có xuất hiện tia đỏ trong dịch nôn nếu bé nuốt máu từ vết thương nào đó ở miệng hoặc bị chảy máu cam trong vòng 6 tiếng trước đó. Vì thế bạn chỉ nên gọi bác sĩ nếu bé tiếp tục nôn trớ có lẫn máu trong những lần sau với số lượng tăng dần. Riêng với tình trạng nôn có màu xanh thì cần đưa bé đi khám ngay.

Bạn cần giữ lại chút dịch nôn trớ có lẫn máu hay mật xanh để đưa bác sĩ xem.

Mỹ An (T/h)

Tin nổi bật