Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những cách dạy con không bỏ cuộc mà cha mẹ nào cũng nên biết

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Để dạy con không bỏ cuộc, cha mẹ nên lấy bản thân mình làm gương đồng thời thực hiện một số phương pháp sau.

Cha mẹ làm gương cho con

Cha mẹ lấy bản thân làm gương cho con, luôn nỗ lực phấn đấu hết mình và không bỏ cuộc ngay cả khi gặp nhiều thử thách. Ngoài ra, trước khi con bắt đầu thực hiện một việc nào đó, cha mẹ nên động viên và cổ vũ con bằng câu: “Mình sẽ kiên trì cho đến khi thành công mới thôi”.

Lựa chọn các hoạt động phù hợp

Cha mẹ không nên áp đặt con phải theo sở thích của mình bởi điều đó dễ khiến trẻ cảm thấy chán nản, hình thành tâm lý muốn bỏ cuộc.

Hãy khơi gợi hứng thú của con nhiều nhất có thể, tạo điều kiện để trẻ tìm ra niềm đam mê, tài năng của chính mình. Tuy nhiên, cha mẹ lưu ý định hướng cho trẻ những sở thích phù hợp với độ tuổi.

Khi thấy trẻ không muốn thực hiện một nhiệm vụ nào đó, cha mẹ cần xem xét xem liệu việc này có quá khó với trẻ, trẻ có thực sự cần sự giúp đỡ hay không. Nếu độ khó của nhiệm vụ được điều chỉnh và có sự giúp đỡ phù hợp, trẻ sẽ nỗ lực và đạt được mục tiêu.

Cha mẹ nên tôn trọng sở thích, lắng nghe suy nghĩ của trẻ. Ảnh minh họa

Định hướng tư tưởng cho con

Sự chăm chỉ và quá trình rèn luyện là các yếu tố chính dẫn đến thành công, không phải sự may mắn, tiền bạc hay di truyền. Vì thế, cha mẹ hãy cố gắng tạo niềm tin cho con rằng kết quả tốt là do nỗ lực.

Được định hướng tư tưởng ngay từ khi còn bé, trẻ khi lớn lên sẽ giảm ý định từ bỏ, làm việc chăm chỉ hơn thay vì không cố gắng nhưng vẫn hy vọng bản thân đạt được kết quả tốt.

Lắng nghe suy nghĩ của trẻ

Nếu nhận thấy con chán nản bỏ cuộc hoặc hành vi này xuất hiện nhiều hơn bình thường, cha mẹ nên tâm sự với trẻ để tìm ra nguyên nhân khiến trẻ có suy nghĩ như vậy.

Lưu ý, không nói trực tiếp vào vấn đề vì một số trẻ không thích chia sẻ điều không tốt của bản thân với người khác. Thay vào đó, hãy gợi mở bằng một số câu nói như “Cô giáo giảng khó hiểu quá hay có bạn khiến con không vui?”, “Hôm nay con có chuyện gì vui không?”… 

Khuyến khích con kết bạn

Những đứa trẻ luôn được giữ ở nhà có thể ngày càng hướng nội, rụt rè và trầm tính hơn. Nếu có vòng bạn bè của riêng mình, trẻ sẽ có nhiều cơ hội để trò chuyện, nhận được sự an ủi và hỗ trợ, đồng thời nâng cao lòng can đảm để đối mặt với những thất bại, gặp khó khăn cũng không nản lòng, nghĩ đến việc từ bỏ.

Ít chỉ trích, bớt nghiêm khắc với con

Nếu nhận thấy trẻ thường nói “con không làm được”, cha mẹ cần suy nghĩ xem có phải mình thường quá nghiêm khắc và hay chỉ trích trẻ hay không. Điều này dẫn đến việc hình thành những nhận thức sai lầm và thiếu tự tin ở trẻ.Cha mẹ cần cẩn thận quan sát từng tiến bộ nhỏ của con, phát hiện ra điểm mạnh của con và nói với con một cách chân thành để con dần lấy lại tự tin, thay đổi nhận thức sai lầm ban đầu của mình.

Giúp con tự kiểm soát hành vi

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc định hướng trẻ hình thành khả năng tự kiểm soát hành vi của bản thân ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ có cái nhìn đúng đắn hơn về mọi vấn đề trong cuộc sống.

Những kết quả đầu ra tích cực khác bao gồm khả năng kiếm tiền khi trưởng thành, có cho mình khoản tiết kiệm, sức khoẻ thể chất. Ngoài ra, khả năng tự kiểm soát hành vi còn giúp trẻ có tinh thần kiên cường, biết cưỡng lại sự cám dỗ ngoài xã hội và nỗ lực hơn trong mọi vấn đề.

Cho con cơ hội tự mình trải nghiệm

Thiếu tự tin là điểm chung của những đứa trẻ bỏ cuộc khi gặp trở ngại. Cha mẹ đừng can thiệp quá mức và đừng thay con gánh vác hết mọi việc, thay vào đó hãy cho con cơ hội tự mình khám phá và trải nghiệm.

Cha mẹ nên cho trẻ cơ hội tự mình trải nghiệm. Ảnh minh họa

Trẻ càng có nhiều kinh nghiệm chứng tỏ khả năng của bản thân thì sự tự tin sẽ mạnh mẽ hơn. Cha mẹ can thiệp quá mức sẽ khiến con nghĩ rằng mình toàn năng hoặc mình vô dụng. Cả hai kiểu nhận thức về bản thân này đều là điểm tiêu cực không nên có.

Cho con tập luyện các môn thể thao

Tiếp xúc với các môn thể thao từ sớm là một cách hiệu quả giúp trẻ rèn được lòng dũng cảm, ý chí không bỏ cuộc khi đối diện với khó khăn trong cuộc sống.  

Nếu trẻ hứng thú với những môn thể thao đồng đội, cha mẹ hãy cho con giao lưu, thi đấu bóng đá, bóng rổ…, qua đó con có thể cọ xát năng lực, dũng cảm vượt qua những đối thủ, cùng đồng đội quyết tâm thực hiện mục tiêu.

Nếu trẻ sợ nước và sợ lạnh, cha mẹ có thể cho con đi học bơi để trẻ dũng cảm vượt qua nỗi sợ hãi "đường đua xanh". Qua mỗi buổi tập, trẻ sẽ dần làm quen với môn bơi, dũng cảm vượt qua những giới hạn và nỗi sợ của bản thân.

Tin nổi bật