Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những biện pháp phòng chống tay chân miệng trước tình hình dịch diễn biến phức tạp

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới, không để tử vong do dịch bệnh, người dân cần chú ý và thực hiện nghiêm những biện pháp phòng chống dịch.

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, khu vực phía nam đã có hơn 11 nghìn ca mắc bệnh tay chân miệng, ít nhất đã có 7 ca tử vong do bệnh tay chân miệng.

Viện Pasteur TP.HCM đánh giá, số ca mắc bệnh tay chân miệng gia tăng, chủng EV71 đang chiếm ưu thế nên tỷ lệ tử vong cao. Phân độ tay chân miệng không được các địa phương báo cáo rõ ràng trên lâm sàng, điều này ảnh hưởng đến việc đánh giá độ nặng lâm sàng và xu hướng bệnh tật để có những đáp ứng kịp thời. Số mẫu xét nghiệm thấp. EV71 "tấn công" chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi, vì vậy trẻ đi học sẽ làm lây lan bệnh.

Số ca mắc bệnh tay chân miệng gia tăng, chủng EV71 đang chiếm ưu thế nên tỷ lệ tử vong cao. Ảnh minh họa

Theo Viện Pasteur TP.HCM, hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin phòng ngừa. Cách phòng bệnh hiệu quả và đơn giản nhất là đảm bảo nguyên tắc 3 sạch cho trẻ em, người lớn và người chăm sóc trẻ. Nguyên tắc này bao gồm: ăn uống sạch; ở sạch; bàn tay và đồ chơi sạch.

Để chủ động phòng chống, người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện cách biện pháp sau đây:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Dùng tay hoặc khăn giấy che miệng và mũi khi hắt hơi, ho. Sau đó, vứt giấy đã sử dụng vào thùng rác và rửa tay cẩn thận.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

-Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

-Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Cách phòng bệnh hiệu quả và đơn giản nhất là đảm bảo nguyên tắc 3 sạch cho trẻ em, người lớn và người chăm sóc trẻ. Nguyên tắc này bao gồm: ăn uống sạch; ở sạch; bàn tay và đồ chơi sạch. Ảnh minh họa

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ em qua các giai đoạn như:

-Giai đoạn ủ bệnh: khoảng 3-7 ngày.

-Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

-Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:

+ Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

+ Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

+ Sốt nhẹ, nôn: Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

Thùy Dung 

Tin nổi bật