Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những bí ẩn xoay quanh bản nhạc bị "trúng lời nguyền" khiến hơn 100 người tự tử

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Khi nhắc đến những điều bí ẩn nhất trên thế giới, chắc chắn không thể không nhắc đến "Gloomy Sunday", tác phẩm kinh điển của nghệ sĩ dương cầm Hezsõ Seress.

Bản nhạc "Gloomy Sunday" (tạm dịch là "Ngày Chủ nhật buồn") ra đời vào năm 1932 tại Paris, Pháp. Theo lời kể của tác giả-nghệ sĩ dương cầm Hezsõ Seress, ông đã sáng tác nó trong một buổi chiều mưa lạnh khi ngồi chơi đàn bên cửa sổ. Bài hát thể hiện tâm trạng tuyệt vọng của một người đàn ông thất tình, ngập chìm trong nỗi đau và sự chờ đợi vô vọng về tình yêu đã mất.

Tác giả của Gloomy Sunday, Reszõ Seress

Lúc đó, Seress đã 43 tuổi, gặp khó khăn cả về mặt kinh tế và tình cảm. Người phụ nữ bên cạnh ông đã rời bỏ ông, một phần do những khó khăn tài chính, một phần do chấn thương sau tai nạn của ông.

Trước đó, ông từng sống trong nghèo đói ở Budapest và làm đủ mọi công việc trong các rạp xiếc, nhà hát, cho đến khi bị gãy tay trái trong một tai nạn. Sau đó, ông chỉ còn có thể chơi đàn bằng một tay.

Những nỗi đau thể chất và tinh thần của quá khứ, cùng sự bất lực của một người đàn ông tật nguyền không giữ nổi người yêu vì sự nghèo khó, đã đẩy ông vào tuyệt vọng, từ đó sáng tác nên bản nhạc này để giãi bày tâm sự.

Ban đầu, bản nhạc không được đón nhận. Seress đã gửi "Gloomy Sunday" đến nhiều nhà xuất bản âm nhạc nhưng đều bị từ chối. Sự thất vọng lại đến với ông khi không ai để ý đến tác phẩm này. Tuy nhiên, ba năm sau, vào năm 1935, một người bạn của ông tên là Javor đã viết lời cho bài hát, và ca sĩ Pál Kalmár - một giọng ca có chút danh tiếng - đã thể hiện nó. Sau khi được phát hành và phát sóng, bài hát bỗng nhiên trở nên nổi tiếng. "Gloomy Sunday" đã được dịch ra hơn 100 ngôn ngữ và được nhiều danh ca biểu diễn.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, hàng loạt sự kiện kỳ lạ xảy ra liên quan đến bài hát này. Hàng trăm vụ tự tử đã xảy ra trong nhiều năm kể từ khi bài hát được phát hành. Đầu tiên, một nữ nhân viên treo cổ tự tử, và cảnh sát phát hiện cô đã chép lại lời bài hát trước khi qua đời. Sau đó, một người đàn ông nhảy lầu từ căn hộ tầng 7 sau khi nghe ca khúc này, và một trường hợp khác là một thanh niên nhảy cầu tự tử tại Rome, Italy sau khi nghe giai điệu u ám của bản nhạc.

Nhiều người tự tử liên quan tới "Gloomy Sunday"

Không chỉ tại Hungary, "bài hát tử thần" này còn liên quan đến các vụ tự tử ở nhiều quốc gia khác. Tại London, Anh, một phụ nữ được tìm thấy đã tự tử bằng cách uống thuốc quá liều, và trong lúc cô qua đời, "Gloomy Sunday" đã được phát lại tới 78 lần với âm lượng lớn. Thi thể cô chỉ được phát hiện sau khi hàng xóm khiếu nại về tiếng ồn phát ra liên tục từ căn hộ.

Trước những sự kiện đau lòng này, bài hát bị chính quyền chú ý và được cho là liên quan đến ít nhất 100 vụ tự tử. Đến cuối những năm 1930, chính quyền Hungary đã ban lệnh cấm biểu diễn công khai "bài hát tử thần". Tại Anh, nhiều đài truyền hình cũng không cho phép phát sóng "Gloomy Sunday".

 

Trong thời gian đó, tin đồn lan truyền rằng "Gloomy Sunday" bị ma ám hoặc chứa đựng một "lời nguyền chết chóc". Bài hát đã bị tẩy chay trong giới nghệ thuật, và không một nhạc sĩ hay ca sĩ nào dám trình diễn nó.

Ở ít nhất 15 quốc gia, đơn kiện đã được gửi lên về bản nhạc này, và có ý kiến cho rằng tác giả của "bài hát ma quái" này phải chịu trách nhiệm cho những cái chết mà nó gây ra.

Dù bị cấm phát thanh chính thức, bản nhạc lại càng nổi tiếng hơn. Nhiều người trao tay nhau các bản đĩa lậu trong thị trường chợ đen, với sự tò mò muốn trải nghiệm điều gì ẩn sau "bài hát chết chóc" này.

Ảnh minh họa

Sau khi Chiến tranh Thế giới II bùng nổ, sự chú ý về bài hát tạm lắng xuống. Vào thời điểm này, chính phủ Anh quyết định bỏ lệnh cấm vì nghĩ rằng bài hát không còn là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, một loạt vụ việc kỳ lạ lại xảy ra, bao gồm cái chết của một phụ nữ khi nghe phiên bản hợp tấu của "Gloomy Sunday", cùng với hàng chục vụ tự tử khác, khiến các quốc gia lại rục rịch cấm bài hát.

Từ đó, "Gloomy Sunday" trở thành biểu tượng mang danh hiệu "bản nhạc tự sát" nổi tiếng nhất thế giới. Bản thân tác giả Rezsõ Seress cũng không tránh khỏi số phận nghiệt ngã. Ông đã nhiều lần bày tỏ sự đau khổ và cảm giác tội lỗi vì sự thành công đầy ám ảnh của bản nhạc.

Ông từng nói: "Tôi bị kẹt trong thành công chết chóc này như một kẻ có tội. Tôi đã trút hết nỗi đau và sự thất vọng của mình vào bài hát, và có vẻ như những người có cùng cảm xúc cũng tìm thấy sự đồng cảm trong đó".

Cuối cùng, năm 1968, chính ông cũng đã tự tử bằng cách nhảy qua cửa sổ, mà nhiều người cho rằng ông không thể chịu nổi áp lực của dư luận và tác động tiêu cực mà bài hát của ông gây ra.

Mộ phần của tác giả Rezső Seress - người tự tử sau nhiều năm phát hành bản nhạc gây ám ảnh. 

Sau này, nhiều chuyên gia đã cố gắng giải thích những vụ tự tử liên quan đến "Gloomy Sunday" bằng cách xem xét bối cảnh lịch sử. Những năm 1930-1940 là thời kỳ Đại suy thoái và cuộc khủng hoảng toàn cầu trước Chiến tranh thế giới thứ hai, với những bất ổn chính trị và kinh tế diễn ra khắp nơi. Dù "Gloomy Sunday" có hay không, tỷ lệ tự tử ở thời điểm đó vẫn cao do tình trạng xã hội khó khăn.

Một nghiên cứu khoa học cho thấy Hungary đang trải qua "hiệu ứng Werther" - một thuật ngữ chỉ những vụ tự tử mô phỏng theo một sự kiện tự tử đã công bố rộng rãi, được đặt theo tên nhân vật Werther trong tiểu thuyết của Goethe. Lý thuyết này được nhà xã hội học David Phillips đưa ra, lý giải về làn sóng tự tử sau khi bản nhạc này trở nên phổ biến.

Kết luận cuối cùng về việc liệu "Gloomy Sunday" có thực sự là nguyên nhân của những vụ tự tử hay không vẫn còn để ngỏ. Tuy nhiên, bản nhạc này vẫn là một câu chuyện đầy ám ảnh trong thế giới âm nhạc.

Tin nổi bật