Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những ai không nên ăn bánh Trung thu?

(DS&PL) -

Trung thu đang tới rất gần, chiếc bánh Trung thu là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình để có Tết đoàn viên trọn vẹn.

Tết Trung thu đang tới rất gần, chiếc bánh Trung thu là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình để có Tết đoàn viên trọn vẹn. Bánh Trung thu mang nhiều hương vị hấp dẫn nhưng không phải thích hợp với mọi người.

Những người bản thân mắc một số nhóm bệnh được khuyến cáo không nên ăn nhiều bánh Trung thu bởi việc tiêu thụ quá nhiều bánh có thể gây nguy hại cho sức khỏe.

1. Người mắc bệnh tiểu đường

Với người bị tiểu đường, điều quan trọng hơn cả là thực đơn ăn uống kiểm soát lượng đường trong máu. Đường và chất béo trong bánh Trung thu nói chung rất cao, khi ăn quá nhiều bánh Trung thu, lượng đường trong máu sẽ tăng, lượng chất béo hấp thu vào cơ thể cũng quá nhiều. Nếu không muốn bỏ lỡ chiếc bánh cùng gia đình trong dịp lễ, người bệnh nên giảm lượng tinh bột và dầu ăn trong các bữa ăn còn lại trong ngày để cân bằng chế độ dinh dưỡng.

2. Người bị sỏi mật, túi mật

Người mắc sỏi mật, túi mật khi ăn quá nhiều bánh trung thu có thể dẫn tới viêm tụy cấp tính, có thể dẫn tới tử vong trong thời gian ngắn. Vì vậy, nếu không cần thiết, người mắc bệnh này cần cố gắng không ăn bánh trung thu.


3. Người có hệ tiêu hóa kém

Với những người có khả năng tiêu hóa và hấp thụ kém, ăn quá nhiều bánh Trung thu có thể làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, gây khó tiêu, tiêu chảy và các bệnh liên quan khác.

4. Trẻ sơ sinh và người cao tuổi

Trẻ nhỏ và người già đều có cơ quan tiêu hóa hoặc chưa hoàn thiện, hoặc dễ bị thương tổn vì vậy sẽ rất khó khăn để chịu đựng lượng đường và chất béo quá cao trong bánh Trung thu. Nhóm đối tượng này nếu ăn quá nhiều bánh Trung thu không những không hấp thụ chất dinh dưỡng mà còn gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

5. Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng

Hàm lượng chất béo trong bánh Trung thu khá cao đòi hỏi hệ thống tiêu hóa phải sinh nhiệt và sản xuất lượng axit lớn. Với những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, đây thật sự là một tin không hay.


6. Người bị cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch vành

Với người đang điều trị mỡ máu, bánh Trung thu không phải là món ăn được khuyến khích. Đường và chất béo trong bánh có thể làm tăng mức độ thiếu máu cục bộ cơ tim, thậm chí gây nhồi máu cơ tim. 

Ngoài ra, trứng muối có trong nhân bánh thường chứa lượng cholesterol lên tới 600 - 1.500 mg, vượt qua mức 400 mg hàng ngày được khuyến nghị cho những người bị tăng huyết áp, mỡ máu và tim mạch vành. Ăn nhiều bánh Trung thu có thể làm các biểu hiện bệnh thêm trầm trọng.

7. Người thừa cân, béo phì

Trung bình một chiếc bánh tròn cỡ 10x4 cm cung cấp 800-1.200 calo (càng nhiều lòng đỏ trứng, năng lượng càng cao), 5-12 g protein, 60-90 g cacbohydrat và 30-45 g chất béo. Một mẩu bánh trung thu nhân trứng muối nặng 60 g cung cấp khoảng 200 calo. Một phụ nữ cân nặng 55 kg cần đi bộ một giờ để đốt cháy phần năng lượng này.


8. Người bị viêm da, mụn trứng cá

Những người thường xuyên bị viêm da, mụn trứng cá và các bệnh về da khác cũng không nên ăn quá nhiều bánh Trung thu. Thành phần quá nhiều chất béo có thể làm tăng bài tiết của tuyến bã nhờn, khiến các bệnh lý về da thêm trầm trọng.

9. Người đang mang thai

Phụ nữ mang thai ăn bánh trung thu cần lưu ý tuân thủ các quy định, những điều cần tránh khi ăn bánh trung thu bởi trong bánh trung thu có nhiều dưỡng chất không tốt cho mẹ bầu, hơn nữa lại chứa nhiều đường lượng đường trong bánh chủ yếu ở dạng hấp thu nhanh nên rất dễ gây tăng đường máu. 

Hàm lượng cholesterol quá nhiều trong bánh không những gây tác động xấu đến bệnh tăng lipid máu, tim mạch và tiểu đường mà còn có thể ảnh hưởng tới thai nhi. 

Theo K.H (Depplus.vn/MASK)

Tin nổi bật