Chỉ còn 2 ngày nữa là đến Tết ông Công, ông Táo - một trong những thủ tục quan trọng để tiễn năm cũ và chuẩn bị đón năm mới.
Tại các chợ dân sinh ở Hà Nội, ngay từ sáng sớm đã tấp nập người dân đi sắm mua đồ lễ. Ảnh: VTC News
Theo báo VTC News, những ngày này, thị trường đồ cúng ông Công, ông Táo ở Hà Nội đang vô cùng sôi động, các mặt hàng đa dạng về mẫu mã, giá cả, giúp người dân thoải mái chọn mua.
Đồ cúng trong ngày lễ ông Công, ông Táo ngoài mâm cỗ, trái cây thì quan trọng nhất và không thể thiếu là vàng mã, 3 bộ trang phục (áo, mũ, hài) cùng cá chép đỏ. Ảnh: VTC News
Theo người bán vàng mã, giá những bộ Táo quân không thay đổi so với năm ngoái, dao động trong khoảng 50.000 - 200.00 đồng/bộ (tùy kích thước, chất lượng). Ảnh: VTC News
Giá các loại trái cây cũng có phần tăng nhẹ so với ngày thường. Bưởi Diễn có giá 15.000 - 35.000 đồng/quả, quýt Sài Gòn 35.000 - 40.000 đồng/kg, cam canh giá 40.000 - 50.000 đồng/kg, thanh long ruột đỏ giá 50.000 - 60.000 đồng/kg, xoài 50.000 - 65.000 đồng/kg... Ảnh: VTC News
Giá cau tươi tăng mạnh nhất, gần như gấp đôi giá ngày thường, dao động 15.000 - 18.000 đồng/bó. Ảnh: VTC News
Gà ngậm hoa hồng được bày bán tại chợ Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm) dù đắt đỏ nhưng vẫn hút khách, giá dao động 350.000 - 400.000 đồng/kg. Ảnh: VTC news
Những món ăn trong mâm cỗ truyền thống được nấu sẵn cũng hút khách. Ảnh: VTC News
Bánh chưng, giò, chả không thể thiếu trong những mâm cúng truyền thống của người Việt Nam. Ảnh: VTC News
Tại chợ cá Yên Sở, cảnh mua bán cá chép đỏ diễn ra tấp nập suốt đêm. Ảnh: VTC News
Lễ cúng ông Công, ông Táo năm nay rơi vào thứ Sáu ngày 2/2 dương lịch. Theo phong tục truyền thống, các gia đình Việt luôn chuẩn bị đầy đủ lễ vật, chọn ngày giờ đẹp để cúng ông Công, ông Táo.
Nhiều người cho rằng, khi cúng ông Công, ông Táo phải bày mâm lễ hoặc phải thắp nhang trong gian bếp. Tuy nhiên, chuyên gia phong thủy Phạm Cương cho rằng, đây là quan điểm cá nhân của một số người và thường không phổ biến.
Lý do là bởi, theo quan niệm của người Việt, ban thờ gia đình và bát hương như "trạm thu phát sóng" để các vị thần linh, tổ tiên thụ hưởng lễ vật.
Nếu không có bát nhang thờ cúng Táo quân thường xuyên trong góc bếp mà vẫn bày lễ vật ở đó sẽ là không phải phép và thiếu sự chỉn chu trong cúng lễ. Dân gian cho rằng, các bậc bề trên có thể sẽ không nhận được những lời nhắn nhủ, nguyện cầu của gia chủ.
Về ngày đẹp, giờ đẹp cúng ông Công, ông Táo, chuyên gia phong thủy Phạm Cương cho rằng, các gia đình nên cúng trước thời điểm ông Công, ông Táo về trời - trước giờ Ngọ (12h) trưa ngày 23 tháng Chạp.
Các gia đình có thể cúng từ ngày 17-18 Âm lịch, chọn giờ cúng phù hợp với điều kiện, công việc của mình. Những ai làm công chức, nhân viên văn phòng hoặc kinh doanh bận rộn có thể chọn làm lễ cúng vào ngày nghỉ, trước ngày 23 một vài hôm, theo báo Dân trí.
Vân Anh (T/h)