Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhiều doanh nghiệp phải chi phí 'bôi trơn' để có giấy phép khai khoáng

(DS&PL) -

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Minh bạch trong lĩnh vực khoáng sản: Đo lường từ khoảng cách chính sách đến thực tiễn” do Hội Địa chất Kinh tế và Ban Pháp Chế..

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Minh bạch trong lĩnh vực khoáng sản: Đo lường từ khoảng cách chính sách đến thực tiễn” do Hội Địa chất Kinh tế và Ban Pháp Chế thuộc Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các tổ chức thành viên Liên minh khoáng sản phối hợp tổ chức tại Hà Nội sáng 21/3.

Luật khoáng sản 2010 đã có nhiều quy định nhằm tăng cường tính minh bạch nhưng thực tế triển khai chưa được như kỳ vọng. Ví dụ, quy định thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhưng lại không quy định rõ tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp (DN) qua đấu giá, khiến việc lựa chọn nhiều khi không đạt được mục tiêu là DN có đủ năng lực thực hiện.

Cùng đó, quy định hiện nay cũng không yêu cầu công khai quá trình cấp phép, từ thông tin DN đăng ký cấp phép cho đến DN được lựa chọn cấp phép, nên mức độ minh bạch trong quá trình cấp phép rất hạn chế và thiếu cạnh tranh.

Máy múc đào bới để lấy quặng ở xã Thượng Ấm, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Ảnh: Quang Đán/TTXVN

Đại diện VCCI cho biết, nhiều DN đã phải trả nhiều chi phí không chính thức để có được giấy phép khai thác. Ngay cả khi các quy định đấu giá được kỳ vọng sẽ được áp dụng đại trà để giảm thiểu cơ chế xin – cho nhưng cho tới nay, số trường hợp thực hiện đấu giá vẫn là con số khá khiêm tốn.

Ông Nguyễn Minh Đức, Phòng Pháp chế (VCCI) cho biết, qua phát phiếu thăm dò, lấy ý kiến từ các DN cho thấy, chi phí không chính thức của các doanh nghiệp khoáng sản luôn cao hơn từ 2% trở lên so với các DN khác. Kết quả điều tra cũng cho thấy, ngành khoáng sản cũng bị thanh tra môi trường cao hơn, với tỷ lệ hơn 61% so với các ngành khác.

Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, số thu thuế tài nguyên (không tính dầu khí), trong giai đoạn 2011 - 2013 chỉ đạt 0,9 - 1,1% tổng thu Ngân sách Nhà nước. Nhiều địa phương phản ánh rằng, số thu thuế tài nguyên thậm chí không đủ cho chi phí quản lý nhà nước đối với hoạt động khoáng sản. Cách thức quản lý thu thuế, phí dựa trên giá bán và sản lượng được khai báo bởi DN cũng đưa ra những vấn đề nhiều tranh cãi.

Năm 2013, Viện Quản trị Tài nguyên Thiên nhiên đã đánh giá Việt Nam chỉ đứng thứ 41/58 quôc gia và xếp hạng “yếu” trong đánh giá mức độ minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng. Đặc biệt, Việt Nam còn được đánh giá là “thất bại” trong cách khía cạnh liên quan đến “báo cáo và thực thi pháp luật” với 20 chỉ số liên quan về minh bạch, công bố thông tin về báo cáo hiện trạng hoạt động, bên cạnh các khía cạnh về thể chế, pháp luật các biện pháp đảm bảo an toàn xã hội, kiểm soát chất lượng và bảo vệ môi trường.

Tin nổi bật