Say nắng là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường trên 40 độ C, hay xảy ra đối với người già, trẻ em, những người lao động, luyện tập với cường độ cao hoặc bị “phơi nắng” quá lâu.
Say nắng không chỉ khiến chúng ta mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu,... mà còn có khả năng dẫn đến đột quỵ, thậm chí là tử vong.
Ảnh minh họa.
Cùng tham khảo những cách phòng ngừa say nắng sau để giữ cho cơ thể khỏe mạnh trong những ngày hè nhiệt độ tăng cao.
1. Uống đủ nước
Mỗi ngày nên uống nước đầy đủ 2 lít hoặc nhiều hơn nếu bạn phải thường xuyên làm việc nặng nhọc ngoài trời nắng nóng. Có thể ống nước có pha một chút muối hoặc uống dung dịch oresol, nước trái cây, tránh xa nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng.
2. Bổ sung thực phẩm giải nhiệt
Bạn nên bổ sung các thực phẩm như: giá đỗ, bông cải xanh, bắp cải, rong biển,… để giải nhiệt cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì chế độ ăn nhạt, không ăn quá mặn để giảm nguy cơ bị các bệnh về tim mạch, huyết áp tối đa.
3. Hạn chế ra ngoài nắng
Thời điểm nắng nóng nhất trong ngày thường sẽ từ 11h cho đến trước 13h, cần hạn chế hoạt động ngoài trời. Nếu công việc của bạn phải diễn ra ở ngoài trời, bạn cần phải nghỉ ngơi 5 - 10 phút để lấy lại sức và cân bằng thân nhiệt.
4. Lưu ý khi sử dụng điều hòa
Bạn chỉ nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức 25 – 28 độ C, đây là mức nhiệt độ lý tưởng giúp bạn không gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe. Bạn cần tắt hoặc tăng nhiệt độ điều hòa trước khi ra khỏi nhà để tránh hiện tượng sốc nhiệt.
5. Không tắm ngay khi đi ngoài đường về
Khi vừa đi nắng về, đây là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt cơ thể độ cao, nếu tắm ngay sẽ làm thay đổi thân nhiệt đột ngột, rất nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ.
6. Sử dụng đồ bảo hộ
Bạn cần che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ thoát mồ hôi. Dùng kem chống nắng và đeo kính râm chống lại tia UV để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe làn da và đôi mắt.
Linh Chi (T/h)