Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nguy cơ bùng phát nạn “chạy điểm” tổ chức lễ hội?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) sẽ “chấm điểm” các lễ hội về tổ chức, quản lý. Điều này có khả thi và thực sự cần thiết?

(ĐSPL) - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) sẽ “chấm điểm” các lễ hội về tổ chức, quản lý. Điều này có khả thi và thực sự cần thiết, liệu rằng bộ VH-TT&DL có đang vẽ ra các kiểu chạy điểm đầy hình thức, tiêu cực?

“Chấm điểm” sẽ có “chạy điểm”

Theo bộ VH-TT&DL, bắt đầu từ mùa lễ hội năm 2015, Bộ này sẽ tiến hành chấm điểm công tác tổ chức, quản lý lễ hội ở các địa phương. Để thực hiện việc chấm điểm này, bộ VH-TT&DL đã chính thức ban hành tiêu chí và thang điểm đánh giá để các địa phương tự bình xét và gửi về Bộ để đánh giá hàng năm.

Về vấn đề này, GS. Ngô Đức Thịnh (nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Giám đốc trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng VN) cho biết: Trong tình hình hiện nay, bộ VH-TT&DL làm như vậy cũng có những tác dụng nhất định để cảnh báo cũng như động viên cho những ban quản lý di tích ở các đền, phủ.

Những nội dung mà bộ VH-TT&DL đã đưa ra được tất cả các ban quản lý đều chấp hành thì tất cả các lễ, hội sẽ có bộ mặt tốt hơn để không xảy ra các vấn nạn trong những ngày vừa qua.

 GS.Ngô Đức Thịnh (nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Giám đốc trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam). 

Tuy nhiên, việc này triển khai như thế nào, đặc biệt là công tác kiểm tra đôn đốc thực hiện mới biến quy định thành hiện thực. Chứ cứ ban hành quy định rồi theo dõi, đôn đốc không sát sao thì đúng là khó khả thi.

“Tôi cho rằng, trong tình hình hiện nay việc làm như vậy là tốt. Tuy nhiên, nhiều người cũng quan ngại việc “chấm điểm” sẽ dẫn đến việc chạy điểm, chạy theo các bệnh thành tích. Nếu với những quy định như vậy, bộ VH-TT&DL sẽ cần phải có sự kiểm tra, đôn đốc theo dõi việc thực hiện, nếu không có trách nhiệm đương nhiên kết quả không chính xác và trở thành kiểu người làm tốt thì không sao, người làm không tốt sẽ phản tác dụng.

Có một điều khó và quan trọng đó là ai là người kiểm tra, đôn đốc và đến mức nào để thấy được đầy đủ những tiến bộ cũng như hạn chế của ban quản lý lễ hội. Đây chính là điểm người dân lo lắng nhất”, GS.Ngô Đức Thịnh lo lắng.

Cần trả lại lễ hội cho nhân dân!

Cả nước có 7.966 lễ hội, với sáu loại hình trong đó 80\% là lễ hội dân gian. Số lượng lễ hội khổng lồ, vấn nạn lễ hội nhức nhối khiến dư luận trông đợi những giải pháp từ các nhà quản lý. Quy hoạch tổng thể lễ hội mấy năm nay đều được nhắc đến với nhiều hy vọng, nhưng đến nay chưa khả thi. Liệu rằng việc “chấm điểm” về tổ chức, quản lý lễ hội năm nay có khác biệt?

Các tệ nạn vẫn diễn ra tại các lễ hội trong những ngày vừa qua.

Trao đổi với PV, PGS.TS.Lê Quý Đức (nguyên Phó Viện trưởng viện Văn hoá và Phát triển, học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) cho biết: “Tôi chưa nắm được chấm điểm để làm gì và lấy tiêu chuẩn gì để đánh giá, cho điểm. Có những lễ hội do Nhà nước tổ chức quản lý thì “chấm điểm” được, vậy còn lại những lễ hội do người dân tự tổ chức thì “chấm điểm” thế nào?

Việc chấm điểm như vậy có hành chính quá không? Những tiêu chí cho điểm thì được quy định như thế nào. Về phương diện Nhà nước, theo tôi nghĩ bộ VH-TT&DL đang muốn quản lý về mặt hành chính tất cả các lễ hội. Vì vậy, tôi thấy việc cho điểm là không thuyết phục lắm và liệu có thực hiện được hay không?”.

Xem thêm video: Xe container mất lái đâm thẳng vào trạm thu phí.

“Nhiều người cho rằng lễ hội nên trả lại cho người dân, mà điều này cũng khó chưa làm ngay được. Ý tưởng của Nhà nước là cái gì cũng muốn quản, việc hành chính hóa là không nên. Mà hậu nó là một thư lệ, thói tục của xã hội ta để chạy thành tích.

Giả sử chúng ta có thể hành chính hóa, quản lý được thì điều đó liệu có tốt hay không? Chưa nói đến sự cần thiết phải “chấm điểm” nhưng quan điểm của tôi là điều này có thực tế và khả thi hay không? Đây mới là điều đáng phải quan tâm, liệu rằng nó có dính đến chuyện cái gì không quản lý được thì cấm? Cũng cần phải suy nghĩ lại nhiều vấn đề căn cốt của xã hội, cũng như việc nhân dân làm như thế nào vì đây là việc của nhân dân. Trả lại cho nhân dân hay không trả lại là vấn đề cần bàn thảo kỹ hơn”, PGS.Lê Quý Đức nói.

Bộ tiêu chí này có 6 nội dung chính là căn cứ đánh giá, chấm điểm cho các địa phương, bao gồm: Công tác quản lý, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện hàng năm (tối đa 9 điểm); quán triệt, tuyên truyền văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, văn bản quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ của bộ VH-TT&DL (tối đa 6 điểm); thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội (tối đa 25 điểm); đảm bảo môi trường an toàn tổ chức lễ hội (tối đa 40 điểm); tổ chức các hoạt động dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật (10 điểm) và thực hiện thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội tại cơ sở (10 điểm). Tổng của thang điểm đánh giá là 100.

Chưa thực tế

Ông Nguyễn Đức Nghĩa, Trưởng phòng Văn hóa huyện Ba Vì, Hà Nội cho biết: Vấn đề “chấm điểm” các lễ hội trên địa bàn được giao cho Thanh tra sở VH-TT&DL làm, trong năm 2015 đã xuống địa bàn để kiểm tra, nhưng điểm thì tính vào thi đua cuối năm. Việc này năm nào cũng triển khai, nhưng tự nhiên ra một cái mới thì bao giờ cũng khó thực hiện nghiêm túc, thực hiện được thì tốt nhưng để tròn trịa được thì khó…

Còn ông Nguyễn Chí Thanh, Trưởng ban quản lý di tích Chùa Hương cho biết, ông chưa nắm được quy định “chấm điểm” này.

ĐỨC ANH

Xem thêm video:

Tin nổi bật