Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nguồn phóng xạ thất lạc ở Vũng Tàu nguy hiểm thế nào?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Liên quan đến thiết bị chứa nguồn phóng xạ Co-60 bị thất lạc tại nhà máy thép Pomina 3, tính đến đêm qua, vẫn chưa tìm thấy nguồn phóng xạ này.

(ĐSPL) - Liên quan đến thiết bị chứa nguồn phóng xạ Co-60 bị thất lạc tại nhà máy thép Pomina 3, tính đến đêm qua, vẫn chưa tìm thấy nguồn phóng xạ này.

Suốt nhiều giờ qua, 4 máy dò tìm phóng xạ được triển khai trong và ngoài khuôn viên nhà máy thép Pomina 3 nhưng vẫn chưa tìm thấy dấu vết, báo Tiền phong cho biết.

Trước đó, ngày 3/4 sau khi nhận đơn báo mất nguồn phóng xạ của Nhà máy luyện phôi thép Pomina, Sở Khoa học, Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân của Bộ Khoa học đã phối hợp với công an tỉnh triển khai dò tìm thiết bị này.

Nguồn phóng xạ Co-60 hiện bị thất lạc. Ảnh: Tiền phong

Ông Mai Thanh Quang, Giám đốc Sở Khoa học tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, ngoài việc dò tìm trên địa bàn tỉnh, tổ tìm kiếm sẽ phối hợp với các địa phương khác để mở rộng phạm vi. “Trong trường hợp có thông tin về thiết bị, người cung cấp sẽ được khen thưởng và không bị truy vấn về nguồn gốc liên quan”, ông Quang nói.

Nguồn phóng xạ bị mất là loại Co-60, dạng hình trụ đường kính 140mm, dài 458mm, cân nặng khoảng 45kg dùng để đo mức thép lỏng trên dây chuyền lò đúc số 3, trong tổng số 5 dây chuyền của nhà máy.

"Nguồn phóng xạ có thể gây ra tác hại với sức khỏe con người khi tiếp xúc trực tiếp", Sở Khoa học thông báo.

Báo Tiền phong dẫn lời GS.TS Trần Thanh Minh, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật và Hạt nhân, nguồn phóng xạ đang thất lạc có mức nguy hiểm rất lớn. Ở khoảng cách 10cm nguồn phóng xạ có thể gây ra suất chiếu là 2,5mSv/h, trong khi mức cho phép với người bình thường là 1mSv một năm.

Ban đầu người bị chiếu xạ toàn thân bị buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi và có thể sốt kèm tiêu chảy, tiếp theo là giai đoạn ủ bệnh thể hiện ở các triệu chứng viêm nhiễm, chảy máu, bệnh dạ dày và ruột. Các biểu hiện trong thời gian này là do thiếu máu hoặc mất các tế bào thuộc dạ dày, ruột.

Nếu chiếu xạ cục bộ, tùy theo liều chiếu, tại chỗ bị chiếu xuất hiện ban đỏ, phù nề, bỏng rộp khô và ướt, tróc vảy, đau đớn, hoại tử hoặc rụng lông, khó chữa trị theo cách thông thường.

Ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng An toàn Bức xạ và Hạt nhân của Bộ Khoa học – Công nghệ cho hay, trước mắt cần tập trung tìm thiết bị để tránh trường hợp xấu có thể xảy ra. Còn trách nhiệm của đơn vị và người quản lý thiết bị sẽ được làm rõ sau.

Sở Khoa học kêu gọi mọi người nếu biết vị trí thiết bị này báo gấp cho Sở theo số điện thoại 0643.858298 hoặc liên hệ trực tiếp đến ông Đỗ Vũ Khoa – Phó trưởng phòng Sở Khoa học và Công nghệ: 0909262464.

L.A (Tổng hợp)

Tin nổi bật