Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người phụ nữ kể lại khoảnh khắc tự cạy hàm cá mập để thoát thân

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Chị Lyudmila Emag bắt đầu chống trả khi nhận ra hàm răng sắc nhọn của con cá mập cắn vào chân mình.

Ngày 20/7, chị Lyudmila Emag (47 tuổi, ở Brooklyn, New York, Mỹ) lần đầu tiên kể lại trải nghiệm kinh hoàng khi đi bơi ở biển. Theo CBS News, sự việc xảy ra vào ngày 4/7, sau khi người phụ nữ đi dạo trên bãi biển dài tại đảo Fire Island, nằm ngoài khơi bờ biển phía Nam của Long Island.

Trong lúc bơi, chị bất ngờ cảm thấy như có thứ gì đó cắn vào đùi mình và không chịu nhả ra. “Tôi hét lên với bạn bè của mình rằng có thứ gì đó đang cắn tôi. Tôi cảm thấy như mình vướng phải một cái bẫy. Nó bám chặt lấy chân tôi”, chị nhớ lại.

Người phụ nữ kể, chị bắt đầu chống trả khi nhận ra hàm răng sắc nhọn của con cá mập cắn vào chân chị. Sau nhiều nỗ lực, chị Emag thành công cạy được hàm răng nghiến chặt của “kẻ săn mồi đại dương”.

"Tôi đã phải rất cố gắng để cạy hàm nó ra. Tôi thấy máu chảy nhưng vẫn cố tiến vào bờ. Tôi biết rằng mình sẽ ổn thôi", chị cho hay.

Ngay sau đó, hai người bạn bơi cùng đưa chị vào bờ, nơi các nhận viên cứu hộ đã gọi cấp cứu. Người phụ nữ được đưa đến Bệnh viện Đại học South Shore với tình trạng sức khỏe và trạng thái tinh thần tốt.

Chị Lyudmila Emag cùng bác sĩ Nadia Baranchuk (bên phải) và bác sĩ Sanjey Gupta (bên trái) ở khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học South Shore. Ảnh: Tom Lambui

Bác sĩ cấp cứu Nadia Baranchuk của Bệnh viện Đại học South Shore, người điều trị cho chị Emag chia sẻ: “Cô ấy cực kỳ bình tĩnh và không yêu cầu thuốc giảm đau. Tôi nghĩ adrenaline của cô ấy có lẽ vẫn còn khá cao”.

Adrenaline là một hormon có tác dụng trên thần kinh giao cảm, được sản xuất bởi cơ thể khi một người sợ hãi, tức giận hay thích thú - điều khiến nhịp tim đập nhanh hơn và cơ thể chuẩn bị cho những phản ứng chống lại nguy hiểm.

Quá trình này xảy ra tương đối nhanh, trong 2 - 3 phút của sự kiện căng thẳng mà người đó đang gặp phải. Khi tình trạng căng thẳng kết thúc, xung thần kinh đến tuyến thượng thận bị hạ xuống, có nghĩa là tuyến thượng thận ngừng sản xuất adrenaline.

“Tôi đang trên đường lái xe đi làm và không nghĩ mình sẽ chứng kiến cảnh cá mập cắn. Trước đó tôi chưa từng thấy vết cắn của cá mập. Đó là bệnh nhân bị cá mập cắn thứ hai tôi tiếp nhận vào ngày hôm đó”, bác sĩ Baranchuk kể thêm.

Được biết, bệnh nhân đầu tiên mà bác sĩ Baranchuk tiếp nhận hôm 4/7 cần được chăm  sóc nhiều hơn chị Emag. Phía bệnh viện thông tin, các bác sĩ phẫu thuật đã lấy chiếc răng cá mập ra khỏi tay người bệnh này.

XEM THÊM: Trung Quốc: Sập mái nhà thể chất tại trường trung học, hơn 10 người mắc kẹt

Chị Emag không nhìn rõ con cá mập nhưng bạn bè chị mô tả con vật dài khoảng 1,2 - 1,5 m. Sau khi rửa sạch vết thương, người phụ nữ được tiến hành chụp X-quang để xác nhận vết thương không có dị vật nghiêm trọng có thể gây nhiễm trùng.

Theo lời kể của chị Emag, các bác sĩ không khâu vết thương mà kê thuốc kháng sinh và cho chị về nhà điều trị. Mặc dù vừa gặp phải tình huống nguy hiểm nhưng người phụ nữ cho biết chị có thể vẫn sẽ xuống biển sau khi vết thương lành lại.

Đinh Kim (Theo CBS News, Yahoo News)

Tin nổi bật