Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người phụ nữ cấp cứu 7 lần trong 2 năm do ngộ độc rượu dù không uống

  • Thùy Dung(T/h)
(DS&PL) -

Các bác sĩ điều trị cho người phụ nữ đã rất bối rối khi biết rằng dù không uống rượu nhưng người phụ nữ vẫn phải liên tục nhập viện do ngộ độc rượu.

Trong hơn 2 năm qua, người phụ nữ sống ở Toronto, Canada, đã đến khoa cấp cứu nhiều lần và phàn nàn về tình trạng trên. Ngoài ra, bà còn nói không rõ lời và buồn ngủ quá mức vào ban ngày. 

Ban đầu, các bác sĩ nghi ngờ lời kể của bệnh nhân vì những triệu chứng say rượu mà không hề sử dụng chất kích thích. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, họ đã chẩn đoán bà mắc hội chứng tự sinh rượu (ABS) - một căn bệnh hiếm gặp do nấm trong ruột lên men tinh bột và đường, tạo ra ethanol (cồn). Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Stony Brook (Mỹ), chế độ ăn nhiều đường và tinh bột của bệnh nhân có thể là nguyên nhân khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Hiện chỉ có khoảng 20 người trên toàn cầu được chính thức xác nhận mắc hội chứng ABS. 

Hội chứng tự động sản xuất bia (ABS), còn được gọi là hội chứng lên men đường ruột. Ảnh minh họa

Tiến sĩ Rahel Zewude, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Toronto, kể với CNN: “Bà ấy đã gặp bác sĩ gia đình nhiều lần và đến phòng cấp cứu 7 lần trong 2 năm”. Mặc dù bà không uống rượu nhưng nồng độ cồn trong máu tăng cao và hơi thở cũng có mùi rượu. Cả người phụ nữ và gia đình liên tục khẳng định bà không uống rượu vì lý do tôn giáo.

Nhập viện nhiều lần với chẩn đoán ngộ độc rượu, bà vẫn quay trở lại bệnh viện do các triệu chứng tái phát sau 1-2 tháng. Mỗi lần sau khi xuất viện, bà cần nghỉ làm 2 tuần để hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, do ăn uống rất ít trong thời gian này, bà lại tiếp tục gặp phải tình trạng tương tự. Do những diễn biến khó hiểu này, bà được các bác sĩ chỉ định khám sức khỏe tâm thần.

Mãi đến khi bệnh nhân được cấp cứu lần thứ 7, bác sĩ mới nghĩ rằng hội chứng tự sinh rượu có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng kỳ lạ đó.

Sau khi được chẩn đoán và điều trị, bà được bác sĩ kê đơn thuốc và giới thiệu đến chuyên gia dinh dưỡng để tư vấn chế độ ăn phù hợp. Tại đây, bà được phát hiện rằng những bữa ăn nhiều tinh bột khiến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh, góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Zewude chia sẻ với CNN về nữ bệnh nhân trên: “Nếu bà ấy không ăn nhiều thực phẩm chứa carbs thì các triệu chứng sẽ không quá tệ. Có thể bà ấy đã ăn một miếng bánh ngọt hoặc các món nhiều carbohydrate khác, điều này khiến nồng độ cồn càng tăng nhanh. Đó là lý do có những lúc bà ấy đang chuẩn bị bữa trưa cho các con và ngủ quên mất".

Các bệnh nhân mắc hội chứng sản xuất bia tự động thường được cho dùng thuốc chống nấm trước khi bắt đầu sử dụng men vi sinh lâu dài để tăng vi khuẩn có lợi. Họ cũng nên mua máy đo nồng độ cồn trong hơi thở để đo vào buổi sáng, buổi tối hoặc bất cứ khi nào có triệu chứng.

Zewude cho biết nữ bệnh nhân trên đã kết thúc liệu pháp chống nấm và đang theo chế độ ăn kiêng rất ít carb để đề phòng bệnh tái phát.

“Người phụ nữ này có một người chồng rất ủng hộ vợ; ông ấy đã gọi cho tôi ngay khi bắt đầu ngửi thấy mùi rượu trong hơi thở của vợ. Đối với bất kỳ ai đang đối mặt với hội chứng này, điều quan trọng là vợ/chồng, bạn bè, bạn cùng phòng hoặc bất kỳ ai nhận biết được các dấu hiệu và liên hệ với bác sỹ, hoặc đưa bệnh nhân đến khoa cấp cứu khi thấy triệu chứng bất thường", TS Rahel Zewude nói.

Hồi tháng 4, một người đàn ông Bỉ được trắng án, thoát khỏi cáo buộc lái xe khi say rượu do 3 bác sỹ chẩn đoán anh mắc hội chứng "tự sản xuất bia". Năm 2023, một cựu cư dân Long Island (Mỹ) cũng chia sẻ câu chuyện mất công việc giảng dạy và huấn luyện vì hội chứng này.

Tin nổi bật