Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người nên thường xuyên ăn cà chua. Loại thực vật này chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như canxi, vitamin C, kali, folate, vitamin K và beta-carotene, theo chuyên trang dinh dưỡng và sức khỏe Eat This, Not That! (Mỹ).
Các dưỡng chất trên giúp giảm tác hại của ánh nắng mặt trời với da, củng cố xương, giảm cholesterol, huyết áp, tăng cường sức khỏe mắt và giảm nguy cơ mắc ung thư. Nhưng với một số loại bệnh, người mắc cần hạn chế ăn cà chua vì chúng có thể khiến triệu chứng thêm nặng.
Những người bị thận
Cà chua không chỉ gây hiện tượng tích tụ canxi trong cơ thể mà còn giàu chất oxalate - một chất không được chuyển hóa dễ dàng khi tiêu thụ quá mức và nó có thể dẫn đến sỏi thận. Cà chua cũng rất giàu kali, có thể làm suy giảm chức năng thận. Nếu bạn đã bị các vấn đề về thận, hãy chú ý khi ăn cà chua.
Cà chua rất giàu kali, có thể làm suy giảm chức năng thận.
Bị trào ngược axit
Cà chua có tính axit cao có thể làm trầm trọng thêm bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Người bệnh ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn đến ợ nóng, khó tiêu hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng hiện có.
Để kiểm soát chứng trào ngược axit, người bệnh có thể tiêu thụ một lượng nhỏ các món ăn từ cà chua như cà chua tươi, sốt cà chua, nước ép... Theo dõi các triệu chứng sau ăn để kiểm soát mức độ dung nạp của cơ thể.
Người mắc bệnh khớp
Ăn quá nhiều cà chua có thể gây đau khớp vì cà chua có một chất kiềm gọi là solanine, chất này tích tụ canxi trong các mô. Khi việc tích tụ canxi quá nhiều sẽ dẫn đến viêm, đau và sưng ở khớp.
Người bị bệnh sỏi mật
Do cà chua có lượng axit hữu cơ tương đối lớn và có thể gây ra co thắt túi mật tính bình nên người bị bệnh sỏi mật không nên sử dụng những bài thuốc làm từ cà chua, mặc cho nó có nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
Người dị ứng cà chua
Một số người bị dị ứng với cà chua có thể gặp các triệu chứng như ngứa, sưng tấy, phát ban hoặc thậm chí là các vấn đề về tiêu hóa sau ăn. Dị ứng cà chua kéo dài có thể gây ra hội chứng dị ứng miệng hoặc kích ứng da.
Người bị bệnh viêm dạ dày
Người bệnh viêm dạ dày, bệnh đại tràng cấp tính không nên ăn cà chua khi đang bị viêm dạ dày hoặc bệnh đại tràng cấp tính sẽ khiến cho bệnh trở nên nặng hơn.
Người bệnh viêm dạ dày, bệnh đại tràng cấp tính không nên ăn cà chua.
Mắc hội chứng ruột kích thíc
Hội chứng ruột kích thích là tình trạng ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, dạ dày và ruột. Các triệu chứng gồm đau bụng mạn tính, chuột rút và khó chịu. Ăn cà chua có thể gây khó chịu ở đường tiêu hóa, đầy hơi do hàm lượng chất xơ và tính axit cao. Điều này phổ biến ở những người mắc hội chứng ruột kích thích hay các vấn đề tiêu hóa thường gặp khác.
Mắc bệnh tự miễn
Bệnh tự miễn là tình trạng hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Các loại điển hình bao gồm viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn và một số bệnh về tuyến giáp.
Một số tình trạng tự miễn dịch nhất định có thể trầm trọng hơn khi ăn cà chua, nhất là vào ban đêm. Điều này là do có chứa các hợp chất như alkaloid, có thể gây viêm ở người nhạy cảm. Nếu nghi ngờ ăn cà chua làm trầm trọng thêm triệu chứng, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Người bị bệnh gút (thống phong)
Lượng purin nhỏ có trong quả cà chua là không hề tốt những người bị bệnh gút (thống phong). Do đó, nếu muốn ăn cà chua, bạn cần thận trọng và đến thầy thuốc chuyên khoa để được tư vấn.