Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người đàn ông rong ruổi khắp các ngả đường bán vé số giúp người nghèo

(DS&PL) -

Trên đường đi bán vé số, ông Thái sẽ lân la hỏi về những hoàn cảnh nghèo, sau đó, dùng số tiền lời từ bán vé số mua sữa, bỏ phong bì mang đến biếu họ.

Trên đường đi bán vé số, ông Thái sẽ lân la hỏi về những hoàn cảnh nghèo, sau đó, dùng số tiền lời từ bán vé số mua sữa, bỏ phong bì mang đến biếu họ.

Theo Vietnamnet, mỗi ngày, tầm 6h30, sau khi ăn sáng xong, ông Đoàn Văn Thái (ở phường 5, quận 1, TP.HCM) lại mang xấp vé số 500 tờ đi bán dạo.

Đã có tấm biển ghi: ‘Đoàn Văn Thái, Phường 5, Quận 11 bán vé số để giúp đỡ người nghèo’ gắn cố định trước xe, ông đi đến đâu cũng có người mua ủng hộ. 11 giờ, số vé đã bán được hơn một nửa, ông Thái tạt vào chợ mua đồ rồi về nhà nấu ăn cho vợ.

‘Bà nhà tôi bị thấp khớp nặng nên không thể ra ngoài, không làm được việc gì. Việc chợ búa, cơm nước, dọn dẹp, giặt giũ, tôi phải lo hết’, ông Thái nói, giọng trầm tư.

Ăn cơm xong, ngả lưng một chút, ông tiếp tục đi bán vé số. 

Ông Thái bắt đầu đi bán vé số để giúp người nghèo từ tháng 11/2016. Thời gian đầu, mỗi ngày ông lấy 150 tờ, rồi đi bộ khắp các ngả đường, chợ, quán cà phê… bán.

Mấy tháng nay, tuổi đã cao, đi bộ nhiều mệt, ông chuyển sang chạy xe máy, số vé ông lấy bán cũng tăng lên 400-500 tờ/ngày.

Trên đường đi bán vé số, ông sẽ lân la hỏi về những hoàn cảnh nghèo, sau đó, dùng số tiền lời mua hộp sữa, bỏ phong bì mang đến biếu họ. Tính đến nay, ông đã giúp được gần 30 người có hoàn cảnh đặc biệt.

Căn nhà cấp bốn xập xệ, rộng hơn 50 m2 của vợ chồng ông Thái ở sâu trong con hẻm nhỏ đường Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11. Nhà chật, nhưng ông bà ngăn ra ba phòng trọ để cho thuê, chỉ chừa một phòng phía sau làm chỗ ở. Trong căn phòng chật chội, phần lớn đồ dùng đều đã cũ, gỉ sét.

Mỗi tháng tổng tiền cho thuê phòng trọ được hơn 5 triệu đồng, trả hết các chi phí còn dư hơn 3 triệu, ông bà dùng để ăn uống. Toàn bộ số tiền lời từ việc bán vé số, ông Thái mang đi làm từ thiện.

‘Hai vợ chồng tôi già rồi, con cháu không có nên chi tiêu ít, ở không bao nhiêu’, người đàn ông sinh năm 1956 nói.

‘Thấy tôi đội nắng mưa đi bán từng tờ vé số, nhiều người bảo tôi bị điên, tự dưng đi bán vé số kiếm tiền giúp người dưng. Nhưng họ nói mặc họ. Chờ giàu có hay trúng số mới làm từ thiện thì tới bao giờ, mình phải đi kiếm tiền thì mới có mà làm từ thiện được’, ông Thái tâm sự và cho biết sẽ làm công việc này đến khi không còn sức khỏe nữa.

Được biết, mới đây, Gia đình & Xã hội cũng đưa tin về trường hợp cụ ông ở TP.HCM tên Tư Ẩn mỗi ngày chạy xe 50km "bán" quần áo giá... 0 đồng.

Khách mua thường nhận ra ông từ xa bằng chiếc mũ cao bồi, bộ râu tóc muối tiêu dài. Ảnh: Vietnamnet

Cụ Tư Ẩn tên thật là Nguyễn Văn Tư, 81 tuổi.  Hơn 3 năm nay, cái xe quần áo cũ giá 0 đồng đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu của cụ trên mọi nẻo đường ở Sài Gòn.

Ở cái tuổi xế chiều, thay vì ở nhà nghỉ ngơi vui đùa cùng con cháu, cụ lại chọn niềm vui từ chiếc xe quần áo cũ.

"Trước khi tôi chạy xe máy chở đồ, mọi người thấy cồng kềnh quá nên mới mua đem xuống tận nhà cho tôi chiếc xe ba gác này. Giờ ngày nào không đi với nó, tôi lại thấy thiếu thiếu, không chịu được" - chú Tư Ẩn nói.

Nhà ở tận xã Long Thới, mỗi ngày cụ Tư Ẩn phải chạy xe điện đi khoảng 50km dọc các con đường, khu đông công nhân, lao động nghèo từ huyện Nhà Bè đến quận 4, quận 7. Bất kể trời nắng hay mưa, hình ảnh một ông già lớn tuổi, cần mẫn mở gian hàng quần áo 0 đồng trên chiếc xe ba gác ra rao bán rồi cẩn thận che chắn đã trở nên quen thuộc với người dân.

Lúc đầu, có nhiều người thấy cụ Tư Ẩn già cả, nghĩ bán quần áo cũ kiếm lời nên không dám đến lựa đồ. Giọng cụ Tư lại không nói rõ, phải dùng máy phụ trợ giọng đặt ngay cổ họng nên ai cũng e ngại. Cụ Tư bèn làm cái bảng ghi rõ ràng giá bán quần áo "0 đồng" để mọi người được an tâm.

Nhận được sự sẻ chia của mọi người với công việc mà mình đang làm, cụ Tư cảm thấy rất ấm lòng.

"Có nhiều người dù rất muốn đến lựa quần áo nhưng sợ bị nói là đi xin đồ miễn phí nên ngại, tôi để bảng bán quần áo giá 0 đồng chứ không phải miễn phí là vì muốn tôn trọng người nhận. Và cũng để họ tự nhiên đứng chọn cái quần, cái áo ưng ý được lâu hơn" – cụ vui vẻ nói.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật