Chuối chứa nhiều kali - một khoáng chất quan trọng giúp giảm áp lực máu bằng cách cân bằng lượng natri trong cơ thể.
Việc ăn chuối hàng ngày giúp cơ thể duy trì nồng độ kali cần thiết, từ đó làm giảm huyết áp.
Dưa hấu là nguồn cung cấp citrulline - một axit amin giúp làm giãn mạch máu, từ đó giảm áp lực lên hệ tim mạch và giảm huyết áp. Ngoài ra, dưa hấu còn chứa nhiều nước, giúp cơ thể giữ được độ ẩm, cải thiện tuần hoàn máu.
Người bệnh có thể ăn dưa hấu tươi hoặc làm sinh tố vào những ngày hè nắng nóng để tận dụng tối đa lợi ích của loại trái cây này.
Cam quýt không chỉ giàu vitamin C mà còn chứa flavonoid, một hợp chất tự nhiên giúp tăng cường chức năng mạch máu và cải thiện lưu thông máu.
Ngoài ra, cam còn cung cấp kali và magie, giúp giảm huyết áp tự nhiên.
Người bệnh có thể uống một ly nước cam mỗi ngày hoặc ăn trực tiếp để tối ưu hóa lợi ích.
Kiwi giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C, giúp cải thiện sức khỏe mạch máu và ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn 3 quả kiwi mỗi ngày có thể giúp giảm huyết áp đáng kể.
Lựu chứa nhiều polyphenol - một loại chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ các mạch máu khỏi tác động của huyết áp cao.
Lựu còn có tác dụng cải thiện lưu thông máu, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Uống nước ép lựu tươi hoặc ăn trực tiếp lựu sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt các dưỡng chất quý giá này.
Thực phẩm chế biến sẵn dễ gây tăng huyết áp
Với người bệnh tăng huyết áp, việc ăn mặn hay chế độ ăn chứa nhiều natri có tác động xấu tới sức khỏe. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), khoảng 70% lượng natri tiêu thụ đến từ thực phẩm đóng gói, đồ ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn tại nhà hàng. Do đó, người bệnh tăng huyết áp nên hạn chế các món ăn nhanh, chế biến sẵn như thịt xông khói, thịt muối, jambon, lạp xưởng, xúc xích, giò chả vì chúng thường chứa nhiều muối và chất bảo quản. Tốt nhất là hạn chế đi ăn ở ngoài càng ít càng tốt. Trong khi đi ăn tại nhà hàng, lúc gọi món nên yêu cầu nêm nhạt hoặc tìm các món hấp, luộc được chế biến theo cách chứa ít natri hơn.
Phô mai chứa nhiều muối không tốt cho huyết áp
Mặc dù phô mai thường được biết đến như một món ăn nhẹ lành mạnh vì chứa nhiều canxi và là một nguồn protein tuyệt vời nhưng một số loại phô mai cũng chứa nhiều muối và chất béo bão hòa. Nếu tiêu thụ nhiều phô mai loại này có thể gây tăng huyết áp và tăng cholesterol dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Khi ăn phô mai, nên chọn loại phô mai chứa ít muối. Tuy nhiên, người tăng huyết áp nếu thỉnh thoảng thưởng thức một chút phô mai cũng không quá lo lắng đối với mức huyết áp.
Các loại đậu đóng hộp
Các loại đậu thông thường chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch và giúp giảm huyết áp. Nhưng hãy cẩn thận với đậu đóng hộp vì loại đậu này thường chứa rất nhiều muối. Nếu không có thời gian chế biến đậu tươi (hoặc khô), khi sử dụng đậu đóng hộp cần đỏ bỏ nước ngâm đậu, rửa đậu dưới vòi nước sạch hoặc ngâm đậu vào tô nước lọc và để ráo rồi mới nấu. Làm theo cách này, bạn sẽ cắt giảm được tới 40% lượng natri mà vẫn giữ được các chất dinh dưỡng khác tốt cho tim.