Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nga bất ngờ lên tiếng về lệnh ngừng bắn với Ukraine, chỉ rõ nguyên nhân gốc rễ của xung đột

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Theo Ngoại trưởng Nga, lệnh ngừng bắn không phù hợp lúc này, điều Moscow cần là các thỏa thuận đáng tin cậy và ràng buộc về mặt pháp lý.

Phát biểu trong chương trình 60 Minutes trên kênh Rossiya-1 hôm 25/12, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết: "Về bản chất của các cuộc đối thoại đang diễn ra ở phương Tây và Ukraine, họ chỉ nói về lệnh ngừng bắn cho phép chính quyền Kiev, một lần nữa tập hợp lực lượng và thực hiện các nỗ lực mới để thực thi mệnh lệnh của phương Tây nhằm gây ra thất bại chiến lược đối với Nga”.

"Một lệnh ngừng bắn không phù hợp với chúng tôi. Điều chúng tôi cần là các thỏa thuận đáng tin cậy và ràng buộc về mặt pháp lý", ông Lavrov nói. 

Theo vị ngoại trưởng, các thỏa thuận nên nhằm mục đích loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột ở Ukraine.

"Những vấn đề này bao gồm an ninh chung ở châu Âu, sự mở rộng của NATO, quyết định gần đây của các nước EU về việc gia nhập NATO và về cơ bản là xóa bỏ mọi khác biệt giữa hai tổ chức này và chắc chắn còn có quyền của những người dân đã quyết định tái hợp với Nga", ông Lavrov nói thêm.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: Reuters

Ngoại trưởng Nga khẳng định, Moscow cần những đề xuất nghiêm túc và cụ thể để giải quyết xung đột ở Ukraine.

"Chúng tôi không bao giờ né tránh đàm phán và Tổng thống Vladimir Putin luôn nhấn mạnh điều này. Tuy nhiên, chúng tôi cần đánh giá các đề xuất rõ ràng và đáng tin cậy khi chúng được trình bày. Tất nhiên, quyết định của chúng tôi trong việc phản hồi các đề xuất như vậy sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích quốc gia, mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt và những phát biểu của tổng thống đưa ra vào ngày 14/6 tại Bộ Ngoại giao Nga", ông Lavrov nói.

Nhà ngoại giao Nga khẳng định, các nguyên tắc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine do Tổng thống Vladimir Putin đưa ra xuất phát từ luật pháp quốc tế.

Tuần trước, trong cuộc điện đàm trực tiếp đầu tiên với Thủ tướng Đức Olaf Scholz sau hai năm, ông Putin nói rằng Moscow vẫn cởi mở trong việc tìm kiếm giải pháp chính trị và ngoại giao cho cuộc xung đột ở Ukraine nhưng Kiev là bên từ chối đàm phán.

Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh rằng bất kỳ giải pháp tiềm năng nào giữa Moscow và Kiev chắc chắn sẽ phải tính đến lợi ích an ninh của Nga, “thừa nhận thực tế lãnh thổ mới và loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột”.

Trong một diễn biến khác, cùng ngày 25/12, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko cho biết Nga vừa thực hiện cuộc "tấn công quy mô lớn" nhằm vào hạ tầng năng lượng Ukraine, thêm rằng cơ quan điều hành hệ thống truyền tải điện đã áp đặt hàng loạt hạn chế nhằm giảm thiểu thiệt hại do cuộc tập kích.

Nga vừa thực hiện một cuộc tấn công vào mạng lưới năng lượng Ukraine. Ảnh: Getty

Công ty điện lực tư nhân lớn nhất Ukraine DTEK thông báo các cơ sở phát điện của họ đã bị nhắm mục tiêu và hứng chịu "thiệt hại nghiêm trọng" về thiết bị. "Đây là cuộc tập kích quy mô lớn thứ 13 nhằm vào hạ tầng năng lượng Ukraine trong năm nay, đồng thời là vụ thứ 10 nhắm tới cơ sở năng lượng của chúng tôi", DTEK cho biết.

Bộ Quốc phòng Nga từng nhiều lần tuyên bố các cơ sở năng lượng bị tập kích đều có vai trò quan trọng với ngành công nghiệp quốc phòng và quân đội Ukraine. Giới chuyên gia nhận định các cuộc tấn công như vậy thường diễn ra khi thời tiết trở nên lạnh giá, là chiến thuật Nga đã áp dụng mỗi mùa đông trong hai năm qua nhằm gia tăng áp lực lên Ukraine.

Trong khi đó, Ukraine cũng nhiều lần triển khai UAV tầm xa tập kích mục tiêu nằm sâu trong đất Nga, trong đó có vụ tấn công thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan, cách biên giới hơn 1.000 km hôm 21/12 và gây thiệt hại cho một số công trình dân sự.

Tin nổi bật