Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Điều gì quyết định giá trị khoản vay tín chấp tại các ngân hàng?

  • Thu Hà
(DS&PL) -

Vay tiền qua bảng lương được xem là giải pháp vay tiện dụng, nhất là với những người nhận lương qua tài khoản và không có tài sản giá trị để thế chấp. Tuy nhiên, điều gì quyết định giá trị khoản vay của họ?

Về cơ bản, vay tiền qua bảng lương là hình thức vay tín chấp tiêu dùng. Hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay đều trả lương nhân viên qua tài khoản nên số lượng người có thể tiếp cận các khoản vay tín chấp rất lớn. Theo thống kê của 16 công ty tài chính, tính đến cuối năm 2023, đã có 30 triệu người tiếp cận các khoản vay tín chấp tiêu dùng. Giữa năm 2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết tổng dư nợ cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng đạt khoảng 2,8 triệu tỷ đồng, tương đương 20% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. 

Tuy nhiên, ở góc độ người đi vay, một trong những thắc mắc lớn nhất là các ngân hàng căn cứ vào những yếu tố nào để quyết định hạn mức cho vay. Bởi lẽ khi đi vay, điều họ mong muốn nhất là vay được đúng, thậm chí là nhỉnh hơn số tiền mình cần. Nhiều chuyên gia tài chính đã giải đáp thắc mắc này và theo họ, có 5 yếu tố sau đây để ảnh hưởng đến hạn mức khoản vay tín chấp.

Đầu tiên và quan trọng nhất là mức thu nhập ổn định hàng tháng của người vay, thường là 3 tới 6 tháng tính đến thời điểm vay. Thu nhập ổn định được hiểu là lương chứ không phải tổng thu nhập. Chị Tr. (37 tuổi) là nhân viên văn phòng tại Hà Nội, lương tháng 10 triệu đồng nhưng còn có “nghề tay trái” là bán hàng online nên tổng thu nhập hàng tháng cũng khoảng 15 - 17 triệu đồng. Chị đề xuất vay 70 triệu đồng nhưng chỉ được duyệt vay 50 triệu đồng, gấp 5 lần lương tháng chứ ngân hàng không xét đến số tiền có được từ bán hàng online dù nó được chuyển vào tài khoản của chị. Bằng biện pháp nghiệp vụ, các ngân hàng có thể nhanh chóng xác định được mức thu nhập ổn định hoặc người vay có thể chủ động cung cấp hợp đồng lao động và bảng lương cho ngân hàng.

 

Tiếp theo là lịch sử tín dụng. Lịch sử tín dụng được phân làm 5 nhóm, gọi là 5 nhóm nợ xấu. Những người đã từng vay tại ngân hàng và trả nợ đúng hạn hay trễ hạn không quá 10 ngày được xếp vào nhóm nợ xấu 1 và 2. Những người chưa từng vay hoặc đã vay và trễ hạn trả nợ từ 10 đến 30 ngày được phân vào nhóm nợ xấu thứ 3. Những người vay và trễ hạn từ 91 đến 180 ngày là nợ xấu nhóm 4. Cao nhất là nợ xấu nhóm 5, những người trễ hạn trả nợ trên 180 ngày. Người nợ xấu nhóm 1 sẽ nhận được hạn mức vay lớn hơn nhóm 2 và 3. Người ở nhóm nợ xấu nhóm 4 và 5 sẽ bị từ chối cho vay. Ngay cả khi đã tất toán khoản nợ, phải 3 - 5 năm sau những người này mới được xem xét cho vay lại.

Thứ ba là tổng dư nợ tín dụng mà người vay đang có. Anh H. (48 tuổi), vừa là công chức, vừa là chủ một quán ăn nhỏ tại TpHCM. Hiện đang vay tín chấp tại 2 ngân hàng tại TpHCM với tổng số tiền là hơn 50 triệu đồng. Do cần thêm một khoản để sửa chữa quán, anh đã tới một ngân hàng khác để vay nhưng bị từ chối. Hiện nay, mọi thông tin tín dụng của khách hàng đều được ghi nhận tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC) và các ngân hàng thì luôn đặt ra trần vay tín chấp. Thế nên những người không có nhiều khoản vay một lúc sẽ nhận được hạn mức vay cao hơn.

Đây là ba yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hạn mức khoản vay. Tất nhiên, cũng còn một số yếu tố khác nữa, bao gồm uy tín cá nhân và mục đích vay. Về cơ bản, uy tín cá nhân được hiểu là thời gian làm việc ổn định, lâu dài tại một doanh nghiệp, tổ chức hoặc tình trạng hôn nhân hay các yếu tố xã hội có thể làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Mục đích vay là điều không bắt buộc nhưng nếu chứng minh được việc sử dụng khoản vay vào các mục đích như giáo dục, sức khoẻ thì thường sẽ nhận được hạn mức cao hơn.

 

Ngoài các ngân hàng, công ty tài chính thì cũng có một số tổ chức tín dụng áp dụng hình thức vay qua bảng lương nhưng có kèm các điều kiện khác. Ví dụ như tại F88, nếu khách hàng có bảng lương ổn định, cộng với đăng ký xe máy, ô tô chính chủ thì hạn mức khoản vay sẽ cao hơn. Tuy nhiên, khi nghĩ đến việc vay bằng bảng lương, người ta vẫn nghĩ tới các ngân hàng bởi những ưu điểm như lãi suất thấp, thời gian vay dài. 

 

Tin nổi bật