Vooc chà vá chân nâu thuộc dòng linh trưởng cao cấp. Chúng sống theo gia đình, chồng vợ, con cái nên khác với các loại linh trưởng khác sống theo bầy đàn. Voọc chà vá chân nâu (hay còn gọi là voọc ngũ sắc) thuộc danh mục nhóm IIB mức nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam, thuộc các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện.
Ở Việt Nam, voọc chà vá chân nâu có rải rác vài nơi khác với số lượng ít như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế... nhưng nhiều nhất là ở bán đảo Sơn Trà. Voọc chà vá chân nâu ở Sơn Trà được phát hiện từ năm 1969.
Với ngoại hình nổi bật với màu sắc rực rỡ với năm màu sắc riêng biệt: xám tro, đen, trắng, vàng và nâu đỏ. Các đặc điểm như cẳng tay màu trắng, chân màu nâu đỏ và râu có kích thước bằng bàn chân đều làm cho chúng trở nên độc đáo, đặc sắc trên mặt đất.
Con đầu đàn luôn đứng ra để bảo vệ cả nhà, voọc mẹ thì chăm sóc các con nhỏ, chúng sông yêu thương và hòa thuận với nhau.
Loài "nữ hoàng linh trưởng" này thích ăn những lá non, nhỏ và mềm nhưng cũng thích hoa quả như quả sung, nụ, cuống lá, hoa và hạt. Chúng ăn một cách hòa bình bên cạnh nhau, chia sẻ thức ăn mà không tranh giành.
Con đực và con cái có bộ lông sặc sỡ bao gồm các sắc thái trắng, vàng, nâu, nâu đỏ, cam, xám và nâu. Lông đen bao phủ đỉnh đầu gần trán, bàn tay và bàn chân màu đen từ vai đến cánh tay, mặt màu vàng, ngực và háng màu cam, phần còn lại của cơ thể màu xám. Con đực có một chùm lông trắng kéo dài ở hai góc nhọn của hình tam giác, con cái thì không.
Hàng năm đến tháng 3 âm lịch trên núi Sơn Trà là mùa đẹp nhất. Các loài cây đặc trưng rất đẹp của Sơn Trà là cây thàn mát ra hoa tím, lim xẹt ra hoa vàng. Hai loại hoa này là thức ăn yêu thích của vooc chà vá chân nâu. Đây cũng là mùa giao phối và sinh sản của loại động vật này.
Chà vá chân nâu bình thường di chuyển một cách ồn ào từ cành này sang cành khác qua khu rừng, đi qua các tán cây, nhảy nhót trên các cành và nhún nhảy bằng 2 chân cùng lúc, thể hiện khả năng giữ cân bằng tuyệt vời của mình.
Chia sẻ trên báo Dân Trí, ông Phan Minh Hải - Phó Trưởng Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà cho biết quần thể vọoc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà không chỉ có giá trị bảo tồn sinh học hiệu quả trong hệ sinh thái "rừng vàng, biển bạc" mang thiên nhiên ban tặng Đà Nẵng, mà còn là "thỏi nam châm" hấp dẫn du khách tìm đến Đà Nẵng, phát triển du lịch Đà Nẵng và thực tế, ngành công nghiệp không khói là một mũi nhọn phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Ngoài khu vực bán đảo Sơn Trà, quần thể lớn nhất hiện nay được cho là phân bố tại Khu Dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong. Tại vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị) cũng xuất hiện quần thể vọoc lớn.
Ảnh: Dân Trí, Sức khoẻ & Đời sống