Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Loài chim cao nhất biết bay, vô cùng quý hiếm, có trong Sách đỏ Việt Nam

  • Việt Hương (T/h)
(DS&PL) -

Sếu đầu đỏ là loài chim quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Sếu đầu đỏ với dáng vẻ kiêu hãnh, chiều cao đến 1,8m.

Sếu đầu đỏ là loài chim quý hiếm, nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Điểm nổi bật là phần đầu, cổ trụi lông, màu đỏ, vằn trên cánh và đuôi màu xám. Con sếu đầu đỏ trưởng thành cao 1,5-1,8 m, sải cánh 2,2-2,5 m, nặng 8-10 kg.

Sếu đầu đỏ 3 năm tuổi sẽ bắt cặp để sinh sản và mất 1 năm nuôi con trước khi đẻ lứa tiếp theo.

Theo trang Kiến thức & Cuộc sống, sếu đầu đỏ được phát hiện ở Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) vào năm 1985. Số lượng sếu ghi nhận được ở Tràm Chim có lúc hơn 1.000 cá thể. Từ đó đến cuối các năm 1990, Tràm Chim luôn là nơi có nhiều sếu đầu đỏ nhất trong khu vực hạ lưu sông Mê Kông.

Sự hiện diện của sếu đầu đỏ là một trong những lý do quan trọng cho việc hình thành khu bảo tồn đất ngập nước Tràm Chim, tiền thân của Vườn quốc gia Tràm Chim ngày nay.

Loài sếu đầu đỏ quý hiếm bậc nhất cần được bảo tồn. (Ảnh: Nhân dân, TTXVN)

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, số lượng sếu đầu đỏ về Tràm Chim càng lúc càng giảm, chủ yếu do môi trường sinh thái ở vườn thay đổi; nước lũ về ít, không rửa trôi được các bả thực bì, đồng thời giảm lượng thủy sản là thức ăn chính của chim...

Theo tin tức trên báo Nhân dân, cuối năm 2023, Vườn quốc gia Tràm Chim đã tiến hành điều tiết nước theo các kỹ thuật đã được nghiên cứu kỹ lưỡng bằng cách hạ mực nước theo đúng thiết kế, nhằm tái tạo lại hệ sinh thái tự nhiên của Tràm Chim - đại diện hệ sinh thái Đồng Tháp Mười.

Điều kiện ngập - khô luân phiên là điều kiện sinh thái tự nhiên và nhờ sự điều tiết nó đã phục hồi nhanh chóng, chất lượng nước cũng được cải thiện rõ rệt, các loài thủy sinh vật tốt hơn, thể hiện rõ về số lượng cá thể tăng lên. Quy trình điều tiết nước này cũng góp phần giảm nguy cơ cháy rừng ở mức tối ưu.

Chỉ qua một năm điều tiết, các nhà khoa học rất bất ngờ vì Vườn quốc gia Tràm Chim đã đón rất nhiều loài chim quay về. Đặc biệt năm 2024, bốn cá thể sếu đầu đỏ đã bay về Vườn quốc gia Tràm Chim “thám thính”, đó là tín hiệu đáng mừng cho thấy môi trường đang được quản lý đúng đắn, phục hồi được nơi sống và thả sếu, thu hút sếu tự nhiên tìm về.

Tin nổi bật