Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nghiên cứu đề án đi làm lệch ca, lệch giờ để giảm kẹt xe ở TP HCM

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Để giảm tình trạng kẹt xe ở TP HCM, Phó chủ tịch UBND TP đề xuất nghiên cứu, triển khai đề án đi làm lệch ca, lệch giờ.

(ĐSPL) - Để giảm tình trạng kẹt xe ở TP HCM, Phó chủ tịch UBND TP đề xuất nghiên cứu, triển khai đề án đi làm lệch ca, lệch giờ. 

Báo Dân trí đưa tin, UBND TP HCM vừa giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP HCM chủ trì, phối hợp với Sở GTVT TP cùng các đơn vị liên quan, đặc biệt là Sở GD–ĐT nghiên cứu đề án đi làm lệch ca, lệch giờ. Ông cho rằng đây giải pháp giảm kẹt xe hiệu quả.

Ông yêu cầu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải tiến hành càng sớm càng tốt, qua Tết Nguyên đán phải trình đề án.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa cho rằng: "Khi triển khai sẽ có va chạm, nhưng vì cái chung thì vẫn phải làm. Nếu cứ bàn lùi thì muôn đời không làm được".

Phó Chủ tịch UBND TP HCM đề xuất triển khai đề án đi làm lệch ca, lệch giờ để giảm kẹt xe. Ảnh: Đất Việt.

Vị Phó chủ tịch UBND TP dẫn dụ, đối với sinh viên thường phải thức khuya ôn bài, có thể bố trí giờ học trễ một chút so với các em học sinh tiểu học...; đồng thời cho rằng, nếu đạt kết quả tốt thì sẽ từng bước mở rộng.

Cũng theo ông Khoa, TP không chủ quan triển khai với nhóm đối tượng lớn, vì sẽ gây ra khó khăn. Phải làm thận trọng, chừng mực và theo khu vực có thể quản lý được.

Theo tin trên báo Tuổi trẻ, tại TP HCM, mỗi ngày có có 800 xe máy, 200 ô tô đăng ký mới và hơn 10 triệu lượt xe lưu thông trên đường.

Trong khi đó, Sở GTVT cho biết, hiện nay mật độ đường dành cho giao thông đạt 1,98km/km2, chưa bằng 1/5 so với quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Hiện tại, trên địa bàn TP có đến 37 điểm kẹt xe (tăng 11 điểm so với năm 2015).

Trước đây (năm 2011), dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng TP HCM đã từng tính đến chuyện thực hiện lệch ca, lệch giờ để giảm kẹt xe, cuối cùng đề án này không được HĐND TP thời điểm đó thông qua.

Sáng 29/12, Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn khởi công xây dựng nhánh cầu Nguyễn Tri Phương (quận 5 - quận 8), để kết nối đường Võ Văn Kiệt.

Nhánh một từ đường Võ Văn Kiệt lên cầu Nguyễn Tri Phương dài 122,1m, rộng 6,5m; nhánh 2 từ cầu Nguyễn Tri Phương xuống đường Võ Văn Kiệt dài 149,3m rộng 6,5m; nhánh 3 kết nối nhánh N1 và cầu Nguyễn Tri Phương Hiện hữu dài 176,2m.

Đồng thời, xây dựng các đường giao thông rộng 7m phía ngoài, dọc kênh Tàu Hủ dài khoảng 600m và hệ thống thoát nước, trồng cây xanh… Tổng mức đầu tư 194,7 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2017.

Theo thiết kế, công trình có tuổi thọ 100 năm với mục tiêu kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông tại các tuyến đường trong khu vực, đặc biệt nút giao thông Trần Hưng Đạo - Nguyễn Tri Phương, giúp tăng hiệu quả khai thác đường Võ Văn Kiệt.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật