Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nghi lễ vứt đầu chó xuống sông cầu mưa tại miếu thờ "thần y"

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Ngoài gắn với tục cầu mưa của người dân thời xưa, ngôi miếu cổ này còn gắn với nhiều giai thoại kỳ bí về khả năng chữa bệnh cứu người mà đến nay nhiều người vẫn còn tin tưởng lui tới cầu xin mỗi khi mắc bệnh.

(ĐSPL) - Ngoài gắn với tục cầu mưa của người dân thời xưa, ngôi miếu cổ này còn gắn với nhiều giai thoại kỳ bí về khả năng chữa bệnh cứu người mà đến nay nhiều người vẫn còn tin tưởng lui tới cầu xin mỗi khi mắc bệnh.

Dưới chân núi Đồng có một ngôi miếu tồn tại qua nhiều thế kỷ. Tương truyền ngôi miếu cổ có tên là miếu Đức ông Bản Thổ Bạch Y. Nhiều người già trong làng cho rằng, ngôi miếu được lập vào khoảng giữa thế kỷ XVI, nhưng qua thời gian, chiến tranh, miếu đã được sửa sang nhiều lần. Ngoài gắn với tục cầu mưa của người dân thời xưa, ngôi miếu cổ này còn gắn với nhiều giai thoại kỳ bí về khả năng chữa bệnh cứu người mà đến nay nhiều người vẫn còn tin tưởng lui tới cầu xin mỗi khi mắc bệnh.

Ngôi miếu tồn tại qua nhiều thế kỷ.

Ngôi miếu thờ "thần y"

Làng Thuận Hoan (thuộc xã Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) nằm trong thung lũng được bao quanh bởi những ngọn núi cao sừng sững. Tọa lạc giữa núi cao nên không gian bao trùm khắp ngôi làng là sắc rừng xanh ngút ngàn. Và dưới chân núi cao Đồng Hóa có một ngôi miếu cổ mà theo lời các bô lão trong làng, đó là nơi thờ vọng Đức ông Bản Thổ Bạch Y. Đây là nơi những người dân trong làng thường lui tới để cầu may mắn và xin thuốc chữa bệnh mà họ cho là rất linh nghiệm.

Trên đường đưa tôi đến di tích ngôi miếu cổ của Đức ông, ông Trần Đệ, một cán bộ xã đã nghỉ hưu, nay phụ trách công tác trùng tu và bảo vệ khu vực miếu của làng Thuận Hoan cho biết: Hiện nay, chính quyền xã đã đồng ý cho trùng tu lại ngôi miếu và đây sẽ trở thành nơi tổ chức lễ cúng hằng năm. Khi chính quyền xã có quyết định, người dân Thuận Hoan ai nấy đều vui mừng. Huyện cùng chính quyền xã giao nhiệm vụ cho thôn, phối hợp cùng hội đồng chư phái tộc làng Thuận Hoan lập phương án trùng tu, tôn tạo di tích mộ tiền hiền của làng...

Di tích miếu tiền hiền nằm trên một doi cát, bên bờ sông. Đứng từ nơi này,  trông dải núi Đồng Hoá nhô ra sông tựa như một lưỡi kiếm. Xa hơn nữa là hình ảnh một ngọn núi cao tách biệt với dãy núi, chơ vơ, cô độc giữa mênh mông núi rừng bảng lảng sương khói. ở đây gió sông mát lành luôn thổi lồng lộng, song với chất giọng "ăn sóng, nói gió" của người ngoại lục tuần, ông Trần Đệ sang sảng kể chuyện về ngôi làng của mình.

ông Đệ giải thích rằng, kể từ đời vị tổ đầu tiên của các dòng tộc rời đất Bắc vào mảnh đất bên ven sông Gianh này khai ấp, lập làng đã nghe truyền tụng chuyện về ngôi miếu và sự linh thiêng của Đức ông trong việc cứu người. Vì vậy, các chư phái tộc làng Thuận Hoan đồng lòng suy tôn ông như vị thần, dù không rõ danh tính, quê quán. Những cụ cao niên trong làng Thuận Hoan đều nói rằng, họ luôn khắc cốt ghi tâm lời dặn dò của cha ông, về việc cúng giỗ hương khói ngôi miếu Đức ông Bản Thổ Bạch Y. Rồi các cụ kể cho tôi nghe câu chuyện truyền miệng của người làng...

Chuyện kể rằng, vào thế kỷ XVI, dọc ven sông Gianh chỉ có một số người đến khai khẩn và một số người dân sống trên mặt nước. Họ chài lưới, buôn bán, làm thuê cuốc mướn để kiếm sống. Sau đó, các họ tộc từ nhiều nơi khác di chuyển đến đây để khai khẩn đất đai, xây dựng cuộc sống. Thời đó, ai có đất nhiều nhà đó mạnh. Khi vùng đất ngày càng phát triển thì cũng là lúc ngôi miếu hình thành. Tuy nhiên khi đất nước xảy ra chiến tranh, ngôi miếu bị lãng quên một thời gian. Lại thêm lũ lụt xảy ra liên miên, ngôi miếu bị cuốn trôi. Sau khi đất nước thống nhất, thểớ theo nguyện vọng của làng Thuận Hoan, chính quyền mới cho trùng tu, xây mới.

Ông Trần Đệ đang thắp hương ở miếu.

Giai thoại về chuyện báo oán

Về thăm ngôi làng Thuận Hoan trong một buổi chiều, chúng tôi được nghe người dân nơi đây kể rất nhiều những câu chuyện linh thiêng về ngôi miếu cổ. Theo bà Liễu, dù không rõ trước đây ngôi miếu được hình thành như thế nào nhưng bà từng chứng kiến rất nhiều chuyện linh thiêng của miếu. Đặc biệt là trong việc cầu mưa của người dân năm xưa. Theo lời bà, trước đây, khi bà con gặp hạn hán thường làm lễ cầu mưa tại ngôi miếu. Nói cụ thể về lễ cầu mưa, bà bảo: Khi còn nhỏ, bà thường thấy những người già trong làng dùng đầu con chó đen làm lễ cúng rồi vứt xuống bờ sông sau ngôi miếu. Tức thì sau đó trời đổ mưa để người dân trồng trọt. Tuy nhiên, khi bà lớn lên thì không còn chuyện như thế nữa.

Để sáng tỏ hơn câu chuyện về sự linh thiêng của miếu, chúng tôi tiếp tục gặp cụ Đường, một bô lão trong vùng và được cụ cho biết: Miếu thiêng lắm, nếu ai dám mạo phạm lập tức sẽ bị miếu báo oán. Trước đây, có một thanh niên vào dịp gần tết, thấy gần miếu có cây mưng rất đẹp nên muốn chặt về trang trí nhà mình. Khi người thanh niên này tới chặt cây, mọi người trong vùng đã ngăn cản nhưng không được. Và bất ngờ, sau đó mấy ngày người thanh niên đang đi xe trên đường thì đâm vào cột mốc bên đường và chết tại chỗ. Mọi người trong vùng ai nấy đều thương tiếc cho chàng trai, vì quá ngỗ ngược mà chết một cách đau đớn.

Một lần khác, khi các vị già làng đang cắt gỗ làm lại miếu thì có hai cha con người trong làng đến lấy cắp một tấm gỗ đem về nhà mình dùng. Và bất ngờ vài ngày sau đó người cha bị tai nạn rất nặng. Người con trai đi làm xa nghe tin về thăm cha và trên đường về cũng bị tai nạn rất nặng. Sau đó, biết mình làm điều sai hai cha con này mới về chuẩn bị lễ đem ra miếu cầu xin tha tội.

Còn một người dân khác, khi thấy ngôi miếu cổ nằm bên đường đã có những lời nói không phải phép. Người này một thời gian sau đó bỗng nhiên bị ốm nặng rồi mất. Mọi người trong vùng lúc đó đều cho rằng vì người này xúc phạm ngôi miếu cổ nên bị quả báo.

Báo oán những người mạo phạm nhưng với người dân lành trong làng, ngôi miếu này lại phù hộ rất nhiều cả trong thời chiến lẫn thời bình. Theo bà Liễu, trong chiến tranh làng chỉ có hai người bị hy sinh. Còn con cháu trong vùng khi đi thi thường đỗ đạt rất cao. Theo ông Đệ, mỗi khi trẻ em trong làng bị ốm sốt hay khóc đêm, mọi người thường lấy nước sạch của nhà mình mang ra miếu thắp hương cầu xin Đức ông. Sau đó, đem nước về cho trẻ con uống, trẻ sẽ không bị sốt hay khóc đêm nữa.

Có một chuyện rất lạ nữa, đó là trong thời gian dài, mọi người trong vùng thường thấy một cặp rắn hổ màu đen rất lớn và dài bò quanh ngôi miếu. Nhưng kỳ lạ, cặp rắn hổ thấy người song không cắn mà chỉ nhìn và bò quanh miếu.

Rời ngôi làng, chúng tôi ra về mang theo những câu chuyện không thể lý giải về ngôi miếu cổ. Những lời đồn xung quanh ngôi miếu vẫn đang khiến nhiều người không dám mạo phạm. Tuy nhiên, miếu vẫn được mọi người trong vùng xem là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh tôn kính, hàng năm người ta thường tới đây để tổ chức cầu, cúng mong mang đến sự may mắn cho bà con trong làng.         

Miếu báo oán chỉ là chuyện suy diễn

Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, ông Hà Tiến Sức, Trưởng thôn Thuận Hoan, xã Đồng Hóa cho biết: "Chuyện về ngôi miếu tôi cũng chỉ biết chút ít. Tôi là người của thế hệ sau nên những chuyện về ngôi miếu hầu như tôi chỉ nghe mọi người kể lại. Chuyện ngôi miếu đó giúp nhiều người chữa bệnh tôi không rõ lắm. Tôi biết trước đây nhà ai có trẻ con đau ốm hay ra đó cầu xin nhưng niềm tin thì tùy theo mỗi người. Còn chuyện ngôi miếu báo oán thì chỉ là bà con suy diễn, chứ có ai chứng minh được. Nhiều khả năng chuyện bị tai nạn trùng với việc lấy đồ từ ngôi miếu chỉ là một sự tình cờ. Hiện tại, ngôi miếu vừa được trùng tu lại nên rất mới. Đó cũng được xem là một di tích của làng Thuận Hoan".


Tin nổi bật