Việc nghệ sĩ quảng cáo sản phẩm không còn là câu chuyện xa lạ. Không chỉ quảng trên truyền hình, mà các hoạt động quảng cáo sản phẩm trên các mạng xã hội như Facebook, TikTok hay nền tảng trực tuyến là YouTube… ngày càng mở rộng.
Thế nhưng, việc quảng cáo thông qua các công nghệ này gần như khó kiểm soát hơn. Các video quảng cáo xuất hiện dày đặc với những lời tán dương “quá lố” về ác dụng thần kì của sản phẩm. Hàng loạt các ngôi sao quảng cáo thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm béo, tiền ảo, u xơ, u nang, viêm họng... nhưng chưa biết chất lượng thực sự ra sao. Thế nhưng sau khi bị phản ứng quyết liệt vì quảng cáo sai sự thật, nhiều nghệ sĩ mới xóa bài và chọn “bài cũ” là im lặng không xin lỗi để đối phó với dư luận. Với họ, “im lặng luôn là vàng”.
Còn nhớ vào cuối tháng 3/2021, nghệ sĩ Vân Dung bị gọi tên khi VTV24 đưa tin một nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật. Theo đó, nữ nghệ sĩ này đã dùng 1 bệnh án giả, nói theo kịch bản có sẵn để quảng cáo theo kịch bản dù còn mơ hồ vê công dụng của thuốc cũng như cách sử dụng ra sao? Khán giả thất vọng, mong chờ sự phản hồi từ phía nữ nghệ sĩ.
Nhưng 2 tháng đã trôi qua, Vân Dung vẫn chọn cách im lặng, không phản hồi về quảng cáo này. Người hâm mộ vẫn luôn đặt câu hỏi: Nghệ sĩ sẽ im lặng đến bao giờ?, Hay chọn cách đổ lỗi hơn việc xin lỗi? . Không chỉ Vân Dung mà còn rất nhiều nghệ sĩ khác chọn cách xử lý “ồn ào” của mình như vây. Câu chuyện nghệ sĩ PR đăng bài tiền ảo vẫn còn gây bức xúc trong dư luận nhưng 1 số nghệ sĩ Kiều Minh Tuấn, Ngọc Trinh, Khả Như… vẫn im lặng để sự việc trôi qua.
Trái ngược với sự im lặng của những cái tên trên, cũng có những nghệ sĩ sẵn sàng nói lời xin lỗi gửi tới khán giả sau những ồn ào quảng cáo không đáng có. Cụ thể, nghệ sĩ Quyền Linh đã thẳng nhận lỗi với người hâm mộ sau khi giới thiệu một sản phẩm tốt hơn 70 lần so với curcumin bình thường. Hay trên trang Facebook cá nhân của mình, NSND Hồng Vân cũng xin cúi đầu nhận lỗi vì đã thiếu sót trong việc kiểm tra độ uy tín và cách thức bán hàng của sản phẩm mình quảng cáo.
"Là một nghệ sĩ nhận được nhiều tình cảm và sự ủng hộ, tin tưởng của công chúng, Vân vô cùng hối tiếc khi không ý thức được hết trách nhiệm của mình. Vân xin lỗi vì đã làm việc thiếu thận trọng...." nghệ sĩ Hồng Vân viết trên trang cá nhân.
Nghệ sĩ Vân Dung bị gọi tên khi báo chí đưa tin về nữ nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật.
Trong nhiều trường hợp, sự im lặng có lẽ quý hơn vàng mười nhưng trong câu chuyện ồn ào quảng cáo của các nghệ sĩ, sự lặng im không lên tiếng lại có tác dụng trái ngược. Im lặng không thể giúp việc sai trái của nghệ sĩ biến mất vào hư không và càng không thể cứu vớt niềm tin trong lòng người hâm mộ. Việc nghệ sĩ im lặng không chỉ thể hiện sự thiếu tôn trọng với khán giả mà còn là sự thiếu trách nhiệm với 2 từ “nghệ sĩ” họ đang mang trên mình. Với khán giả, văn hóa xin lỗi vẫn được để cao. Việc nghệ sĩ nghệ sĩ nhận sai giúp xoa diu phần nào sự bất bình của dư luận và những người đang thấy vọng vì đặt niềm tin nhầm chỗ vào thần tượng họ luôn yêu mến.
Trao đổi với PV ĐS&PL về vấn đề này, chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long đưa ra quan điểm: “Xét về lý thuyết, khi khủng hoảng truyền thông, thường nghệ sĩ có 2 sựa lựa chọn. Một là im lặng, hai là lên tiếng. Vậy khi nào họ im lặng? Là khi sự việc đó không có hồi kết, bởi vì nếu không im lặng sẽ tạo ra những cuộc tranh cãi “đi tới đi lui”, làm ảnh hưởng đến danh tiếng của nghệ sĩ rất nhiều.
Trường hợp thứ 2, họ sẽ lên tiếng khi tình huống xảy ra đã rõ ràng, trắng đen, đúng sai. Có thể, họ sẽ cho rằng họ đúng dù khán giả không đồng tình và đưa ra quan điểm đó là sự lựa chọn của tôi. Còn lựa chọn thứ 2, họ sẽ xin lỗi vì biết mình đã sai. Nhưng lời xin lỗi đó sẽ vô giá trị nếu người nghệ sĩ không kèm theo lời hứa”.
Ông Nguyễn Ngọc Long cũng cho rằng, nếu nghệ sĩ giữ mãi thái độ im lặng, dư luận có quyền suy đoán người nghệ sĩ đó đã chọn con đường đó dù nó có sai trái.
Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long.
“Ví dụ như sự việc của nghệ sĩ Vân Dung, sau sự phản hồi từ báo chí, truyền thông và khán giả, có thể Vân Dung biết mình đã sai nhưng vẫn im lặng. Im lặng vì sao, vì sợ “há miệng mắc quai”. Có thể từ giờ đến cuối năm, thậm chí là năm sau Vân Dung vẫn còn có những hợp đồng tương tự. Để tiếp tục đi con đường đó, cô ấy đã chọn sự im lặng.
Và đương nhiên cô sẽ không xin lỗi, bởi nếu xin lỗi sẽ khác nào tự “bôi tro trát trấu” vào chính mình. Có thể nói , sự im lặng là đúng với sự lựa chọn của Vân Dung, nó chỉ không đúng với đạo đức của người nghệ sĩ mà thôi. Và lúc này khán giả là người quyết định rằng sẽ đối xử thế nào với 1 nghệ sĩ chỉ quan tâm đến hầu bao của mình mà không màng tới khán giả”, chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long
Khi được hỏi về cách xử lý đối với những nghệ sĩ bất chấp hình ảnh quảng cáo sai sự thật, chuyên gia Nguyễn Ngọc Long cho rằng cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng. Đặc biệt hơn cả, là thái độ của khán giả đối với nghệ sĩ đó.
“Nghệ sĩ Vân Dung và các nghệ sĩ khác có được những hợp đồng quảng cáo là vì đâu? Vì sự yêu thương, tin tưởng và ủng hộ của người hâm mộ. Khán giả phải nhận thức được, nghệ sĩ đã chọn quảng cáo sai sự thật là đang quay lưng lại với mình. Từ đó, khán giả cần xem xét có nên ủng hộ hay tẩy chay”, chuyên gia Nguyễn Ngọc Long nhấn mạnh.
Khánh Ngân