Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ngày nào cũng ăn thịt lợn có tốt?

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Thịt lợn là món ăn quen thuộc hàng ngày của nhiều gia đình nhờ giàu dinh dưỡng và dễ chế biến, tuy nhiên, việc ăn quá thường xuyên có thể gây hại cho sức khỏe.

Theo VTC News, thịt lợn là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của hầu hết gia đình Việt nhờ giá thành phải chăng, dễ chế biến và hợp khẩu vị nhiều người. Tuy nhiên, việc ăn thịt lợn liên tục mỗi ngày mà không đa dạng hóa thực phẩm có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng và tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Việc ăn thịt lợn liên tục mỗi ngày mà không đa dạng hóa thực phẩm có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng và tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe. Ảnh minh hoạ.

Ông Thịnh giải thích: "Thịt lợn cung cấp nhiều protein chất lượng cao, cùng với các vitamin, sắt, kẽm cần thiết cho cơ thể. Thế nhưng, nếu ngày nào cũng ăn mà không bổ sung rau xanh, trái cây, hay các loại đạm khác như cá, thịt gà, đậu phụ, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt vi chất, giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ."

Không chỉ vậy, thịt lợn, đặc biệt khi chiên xào nhiều dầu mỡ, có hàm lượng calo cao, dễ dẫn đến tăng cân và béo phì. Một số phần như ba chỉ, chân giò, hay nội tạng chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể làm tăng cholesterol xấu (LDL), kéo theo nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, huyết áp cao, và đột quỵ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta không nên ăn mãi một loại thực phẩm. Thay vào đó, hãy xây dựng một khẩu phần ăn đa dạng, cân đối giữa ba nhóm cung cấp năng lượng chính: bột đường, chất đạm và chất béo.

Bột đường nên chiếm khoảng 50-60% tổng năng lượng, ưu tiên từ rau củ quả, khoai, gạo lứt, và bánh mì nguyên cám.

Chất đạm chiếm 13-20%, nên kết hợp cả đạm động vật và thực vật. Đặc biệt, nên ưu tiên thủy hải sản, sau đó là gia cầm và các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò.

Chất béo cần được bổ sung từ cả mỡ động vật và dầu thực vật (có trong các loại hạt, quả như óc chó, hạnh nhân, bơ…).

"Ăn thịt lợn không xấu, nhưng cái gì nhiều quá cũng không tốt," PGS Thịnh nhấn mạnh. Điều quan trọng là sự thay đổi, đa dạng và cân bằng trong chế độ ăn uống để bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Những nhóm người không nên ăn thịt lợn kẻo bệnh nặng thêm

Người mắc bệnh gút tránh ăn nhiều thịt lợn

Bệnh gút là một dạng viêm khớp gây ra bởi sự tích tụ axit uric trong máu. Axit uric được hình thành khi cơ thể phân hủy purine, một chất có trong nhiều loại thực phẩm. Thịt lợn, đặc biệt là nội tạng động vật, chứa hàm lượng purine cao. Khi ăn nhiều thịt lợn, lượng axit uric trong máu tăng lên, làm tăng nguy cơ bệnh gút bùng phát, gây đau đớn và sưng tấy các khớp. Người bệnh gút nên hạn chế ăn thịt lợn, đặc biệt là các loại thịt đỏ và nội tạng động vật.

Người mắc bệnh mỡ máu

Tiêu thụ quá nhiều thịt lợn có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, gây xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ảnh minh hoạ.

Bệnh mỡ máu là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, khiến cholesterol và triglyceride trong máu tăng cao. Thịt lợn, đặc biệt là phần mỡ, chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Tiêu thụ quá nhiều thịt lợn có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, gây xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Người bệnh mỡ máu nên hạn chế ăn thịt lợn mỡ, thay vào đó nên chọn thịt nạc và chế biến bằng các phương pháp luộc, hấp, hạn chế chiên xào. Nên tăng cường ăn cá, rau củ quả và các loại hạt giàu chất béo không bão hòa.

Người bị sỏi thận

Sỏi thận hình thành khi các chất khoáng trong nước tiểu kết tinh lại. Thịt lợn chứa nhiều protein, khi tiêu thụ quá nhiều có thể làm tăng lượng oxalate trong nước tiểu, một trong những nguyên nhân gây sỏi thận. Người bị sỏi thận nên hạn chế ăn thịt lợn, đặc biệt là nội tạng động vật. Nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây để giúp ngăn ngừa sỏi thận.

Người thừa cân, béo phì

Thịt lợn, đặc biệt là phần mỡ, chứa nhiều calo và chất béo. Ăn quá nhiều thịt lợn, đặc biệt là thịt mỡ, có thể dẫn đến tăng cân, béo phì, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch.

Người béo phì, thừa cân nên hạn chế ăn thịt lợn mỡ, thay vào đó nên chọn thịt nạc và chế biến bằng các phương pháp lành mạnh như luộc, hấp. Nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể dục thường xuyên để kiểm soát cân nặng.

Người cao huyết áp

Thịt lợn, đặc biệt là các phần mỡ, chứa lượng lớn chất béo bão hòa. Đối với người bệnh huyết áp cao, việc tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Để bảo vệ sức khỏe, người bệnh nên hạn chế ăn thịt đỏ, đặc biệt là các phần có nhiều mỡ, thay vào đó là các loại thịt trắng như thịt gà không da, cá.

Người bị tim mạch

Do thịt lợn có thành phần đạm cao nên người bị tim mạch không nên ăn thịt lợn. Việc hấp thu quá nhiều chất sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, từ đó gây ra nhiều thể bệnh tim mạch nguy hiểm như xơ vữa động mạch tai biến nhồi máu cơ tim đột quỵ Người bị tim mạch cũng không nên ăn quá 50-70 gam/bữa. Bên cạnh đó, việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, giàu rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt cũng rất quan trọng, theo VOV.

Tin nổi bật