Tờ Kinh tế & Đô thị đưa tin, lễ phẩm theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa trong nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng trong Công văn số 796/HD-BVHTTDL ngày 18/3/2009 gồm có: 18 chiếc bánh dày; 18 chiếc bánh chưng để dâng lên 18 đời Vua Hùng; hương hoa, nước, trầu, cau, rượu và ngũ quả.
Bánh chưng và bánh dày là những vật phẩm không thể thiếu trong ngày Giỗ Tổ. Ảnh minh họa
Trong đó, bánh dày hình tròn, tượng trưng cho trời, thường không có nhân. Còn bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho đất.
Lễ vật dâng cúng trong các buổi tế lễ Hùng Vương ở các địa phương gần như là giống nhau đều bao gồm: Xôi, oản, hoa quả, rượu, hương, gạo muối, bánh chưng bánh dày...
Nghi thức cúng giỗ Tổ Hùng Vương tại nhà ở từng vùng miền sẽ có phong tục và cách bày trí mâm cỗ riêng. Tùy vào điều kiện của từng gia đình mà mâm cúng cũng khác nhau. Dù có khác biệt nhưng mâm cúng vẫn phải được đảm bảo có đầy đủ các lễ vật cơ bản.
Không cần lễ vật nhiều hay ít, quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm và chân thành của bạn. Nếu là mâm cỗ chay thì bạn cần có hai món quan trọng là bánh chưng và bánh giầy.
Ngoài hai món cơ bản trên, các món ăn thường có trong mâm cúng giỗ Tổ Hùng Vương bao gồm:
Mâm cúng giỗ Tổ Hùng Vương thường được chuẩn bị với sự tôn nghiêm, thể hiện lòng kính trọng và nhớ ơn đối với các vị vua Hùng. Ảnh minh họa
Gà luộc là một món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng của người Việt. Gà luộc trong mâm cúng là biểu tượng cho sự mạnh mẽ và cương trực của con người. Gà sau khi luộc sẽ được sắp xếp trên dĩa tròn hoặc dĩa vuông một cách cẩn thận và đặt ở giữa mâm cúng.
Xôi gấc là một món ăn truyền thống của người Việt, thường được sử dụng trong các dịp lễ truyền thống. Đây là một món xôi được làm từ gạo nếp và quả gấc, có màu đỏ đặc trưng. Màu đỏ của xôi gấc thường được coi là biểu tượng của sự may mắn và sung túc.
Bánh khảo là một loại bánh truyền thống thường được sử dụng trong các nghi lễ cúng tổ tiên. Bánh này được coi là một biểu tượng của sự kính trọng và tri ân từ thế hệ con cháu đối với tổ tiên của mình.
Oản đỏ hay còn được gọi là bánh oản. Đây là một loại bánh được làm từ bột nếp và đường trắng. Bánh có hương vị thơm ngon và dễ ăn. Bánh oản thường được dùng trong các nghi lễ cúng, để nhớ ơn tổ tiên và cầu mong những điều may mắn cho gia đình.
Bánh cốm được làm từ gạo nếp non và hạt cốm tươi, có hình vuông tượng trưng cho đất trời. Màu xanh đặc trưng thể hiện những điều hạnh phúc, nhân đậu xanh màu vàng mang ý nghĩa hoà hợp và đoàn viên. Đây là một món bánh truyền thống phổ biến trong các dịp lễ cúng ở Việt Nam.
Mâm ngũ quả là khái niệm chỉ một khay hoặc đĩa lớn chứa nhiều loại trái cây khác nhau. Những loại trái cây này thường thể hiện ước nguyện của gia chủ thông qua tên gọi. Mâm ngũ quả thể hiện lòng biết ơn và may mắn đến với gia đình, người thân.
Gạo, muối đều là những nguyên liệu cơ bản và quan trọng trong đời sống hằng ngày của người Việt. Cúng gạo muối vừa là một phần truyền thống văn hóa lâu đời ông cha truyền lại. Vừa thể hiện sự kính trọng và tri ân đối với tổ tiên.
Thịt lợn thường được đặt trong mâm cúng tròn các nghi lễ truyền thống của dân tộc. Lợn là con vật biểu tượng cho sự thịnh vượng, sung túc. Việc cúng lợn có ý nghĩa là sự mong cầu phồn vinh, thể hiện sự cúng tế cho thần linh.
Rượu được coi là một loại thức uống đặc sản và quý giá. Việc đặt rượu trắng trong mâm cúng là một phần của nghi lễ truyền thống và văn hóa Việt Nam. Cúng rượu trắng trong ngày giỗ Tổ còn thể hiện lòng tôn trọng của gia chủ cho tổ tiên.
Trong văn hóa người Việt, giấy tiền vàng bạc thường được sử dụng trong các nghi lễ cúng. Đây được coi là biểu tượng của sự kính trọng, lòng thành kính của người sống đối với những người đã khuất.
Tóm lại, những lễ vật kể trên thường được sắp xếp một cách trang nghiêm,. Lễ vật được đặt trên bàn thờ trước khi bắt đầu lễ cúng. Cách tổ chức lễ cúng có thể thay đổi theo vùng miền và từng gia đình khác nhau.
Sau khi chuẩn bị lễ cúng xong, chúng ta tiến hành đọc văn khấn Giỗ tổ Hùng Vương. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không nhầm lẫn giữa bài khấn Giỗ tổ Hùng Vương tại đền và tại nhà.
T.D (T/h)