Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB): Lợi nhuận tăng, kinh doanh ngoại hối đóng góp lớn

  • Hiếu Nguyễn
(DS&PL) -

Về chất lượng tín dụng, dư nợ xấu của MSB sau 9 tháng đầu năm 2023 ở mức 4.148 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn là 1.548 tỷ đồng, tăng 53% nợ nghi ngờ là 1.385 tỷ đồng; tăng gấp 3 lần. Nợ dưới tiêu chuẩn là 1.214 tỷ đồng; tăng gấp 2 lần.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 với thu nhập lãi thuần đạt 2.437 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ.

Trong kỳ, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 15%, xuống còn 234,4 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối đem về cho MSB 565,9 tỷ đồng; tăng 72%. Trong khi đó, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh báo lỗ 12,4 tỷ đồng. Đáng chú ý, lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư sụt giảm mạnh 95%, xuống mức 7,2 tỷ đồng.

Quý III/2023, MSB trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ở mức 416,3 tỷ đồng; tăng gần 18% so với cùng kỳ. Trừ đi các chi phí, MSB báo lãi sau thuế đạt 1.325 tỷ đồng, tăng 10,2%, chủ yếu do tăng trưởng từ hoạt động cho vay khách hàng và tối ưu hóa nguồn vốn huy động giúp thu nhập lãi thuần tăng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, thu nhập lãi thuần của MSB đạt hơn 6.800 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ. Lãi trước thuế đạt 5.223 tỷ đồng, tăng trưởng 8,3%.

Tính đến hết quý III/2023, dư nợ cho vay khách hàng của MSB ở mức 141.245 tỷ đồng. tăng 17% so với đầu năm. Cơ cấu khách hàng chủ yếu là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước.

Ngân hàng MSB là tổ chức tham gia hỗ trợ cho nhóm các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái TNG Holdings trong việc huy động vốn qua kênh trái phiếu.

Về chất lượng tín dụng, dư nợ xấu của MSB sau 9 tháng ở mức 4.148 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn là 1.548 tỷ đồng, tăng 53%; nợ nghi ngờ là 1.385 tỷ đồng; tăng gấp 3 lần. Nợ dưới tiêu chuẩn là 1.214 tỷ đồng; tăng gấp 2 lần. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,71% hồi đầu năm lên 2,93%.

Tại ngày 30/9/2023, tổng tài sản của MSB ở mức 249.250 tỷ đồng, tăng 17% so với cuối năm 2022. Tổng dư nợ tín dụng khách hàng đạt gần 141.244 tỷ đồng, tăng 17%. Tiền gửi khách hàng đạt 129.618 tỷ đồng, tăng 11% so với cuối năm trước. Hạng mục tài sản có khác của của MSB ghi nhận mức 16.387 tỷ đồng, trong đó các khoản lãi, phí phải thu (lãi dự thu) đạt 4.789 tỷ đồng, tương ứng tăng gấp 1,7 lần so với đầu năm.

Lãi dự thu là khoản lãi ngân hàng dự kiến thu trong tương lai từ các tài sản sinh lời, trong đó bao gồm các sản phẩm cho vay. Dù ngân hàng chưa thu được tiền thật từ khoản này nhưng vẫn được ghi nhận vào báo cáo thu nhập và từ đó tính ra lợi nhuận. Trong một số trường hợp, lãi dự thu không đơn thuần là các khoản lãi ngân hàng dự tính thu được trong tương lai mà chính là nợ xấu tiềm ẩn.

XEM THÊM: Tập đoàn Sao Mai giảm 70% lợi nhuận, tăng 74% chi phí lãi vay trong quý III

Hiện Chủ tịch HĐQT MSB là doanh nhân Trần Anh Tuấn. Vợ ông Tuấn là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường – Chủ tịch HĐQT TNG Holdings. Mối quan hệ giữa TNG Holdings – Ngân hàng MSB cũng đã được khẳng định qua việc website của TNG Holdings giới thiệu Ngân hàng MSB như một công ty liên kết.

Ngân hàng MSB cũng là tổ chức tham gia hỗ trợ cho nhóm các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái TNG Holdings trong việc huy động vốn qua kênh trái phiếu. Theo số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, chỉ tính riêng TNR Holdings đã phát hành hàng trăm lô trái phiếu, và không ít trong số đó là trái phiếu không có tài sản đảm bảo.

Một doanh nghiệp khác từng liên quan đến bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường là CTCP Bất động sản HANO-VID đã huy động gần 10.000 tỷ đồng qua 182 lô trái phiếu trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2022, hầu hết không có tài sản đảm bảo và Ngân hàng MSB đóng vai trò là tổ chức lưu ký.

Hiếu Nguyễn

Tin nổi bật