(ĐSPL) - Các ngân hàng có thể hạ lãi suất cho vay khi căn cứ vào lượng vốn, lãi suất đã huy động và tiết giảm các chi phí, quản lý tài chính một cách tốt hơn sẽ giúp các ngân hàng có thể điểu chỉnh lãi suất cho vay.
Trong bối cảnh ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đưa ra đợt cắt giảm một một loạt lãi suất chủ chốt. Trong đó, trần lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng cũng được giảm từ 1,2\% xuống 1\%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 7\%/năm xuống 6\%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giảm từ 9\% xuống 8\%.
Đây là đợt cắt giảm lãi suất lần thứ 9, tính từ cuối năm 2011. Theo nhận định nhiều chuyên gia, đợt cắt giảm lãi suất này của NHNN, vẫn chưa có tác động tích cực đến nền kinh tế.
Hiện mức lãi suất đã xuống ngang bằng với năm 2005 – 2006, chỉ bằng một nửa so với 2 năm trước nhưng ngân hàng vẫn thừa vốn, dư thừa thanh khoản, tín dụng vẫn ì ạch. Hai tháng đầu năm 2014 tín dụng giảm 1,66\% so với cuối năm 2013.
Điều cần nói đến, NHNN hạ lãi suất huy động nhưng lãi suất cho vay vẫn cao trên 10\%, doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ.
Trong buổi làm việc với tỉnh An Giang vào cuối tuần qua, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho hay, với dự báo lạm phát năm 2014 vào khoảng 6\%, mặt bằng lãi suất trên thị trường có nhiều khả năng sẽ ở mức như hiện nay. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, các tổ chức tín dụng sẽ giảm tiếp với mức giảm thêm lớn nhất chỉ 1-2\%.
Để các ngân hàng có thể giảm lãi suất cho vay, theo phân tích của chuyên gia kinh tế Cấn Văn lực, có ba vấn đề cần giải quyết.
Thứ nhất, các ngân hàng cần căn cứ vào lượng vốn, lãi suất đã huy động thời gian vừa qua và cũng cần phải điều chỉnh lãi tới kỳ hạn thanh toán, đến kỳ hạn mới, ngân hàng bắt đầu điều chỉnh mức lãi suất, lúc đó có thể hạ được lãi suất cho vay.
Thứ hai, các ngân hàng cũng phải tiếp tục tiết giảm các chi phí, quản lý tài chính một các tốt hơn, nhằm giảm các chi phí đầu vào, qua đó giúp ngân hàng điều chỉnh hạ lãi suất cho vay.
Thứ ba, người dân chuyển lãi suất riền gửi sang trung hạn và dài hạn, nguồn vốn dồi dào hơn và cũng là một tiền đề tốt, để cho các ngân hàng vừa hạ lãi suất ngắn hạn thì hạ được lãi suất cho vay.
Hiện nhiều ngân hàng đang đưa ra nhiều gói tín dụng hấp dẫn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, tiếp cận nguồn vốn vay rẻ.
Cụ thể như, ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) đã triển khai các gói tín dụng 4.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay tối thiểu 8,5\% dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh các thể, đến hết năm 2014.
Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) đưa ra chương trình ưu đãi 5.000 tỷ đồng cho các khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh vay sản xuất kinh doanh từ nay đến hết tháng 8/2014 với lãi suất 8\%/năm trong tháng đầu tiên; lãi suất 9,5\%/năm trong 3 tháng đầu tiên. Ngân hàng Tiên Phong (TPBank), cũng đưa ra gói tín dụng 2.000 tỷ đồng cho vay với lãi suất 8\%/năm.
Trước đó, bà Nguyễn Thị Hồng - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cũng cho rằng, việc lãi vay có thể giảm được hay không phụ thuộc vào giá vốn, tình hình tài chính của từng ngân hàng cũng như mức độ rủi ro đối với từng khách hàng.
Anh Sa