Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những tỷ phú "chết tiền" vì nghệ thuật nhiều nhất thế giới

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Không chỉ được biết đến với khối tài sản khổng lồ, nhiều tỷ phú trên thế giới còn nổi tiếng với những bộ sưu tập đáng giá hàng tỷ USD.

(ĐSPL) - Không chỉ được biết đến với khối tài sản khổng lồ, nhiều tỷ phú trên thế giới còn nổi tiếng với những bộ sưu tập đáng giá hàng tỷ USD.
Tỷ phú David Lawrence Geffen
Đầu tư 20,0\% tài sản ròng cho nghệ thuật (tương đương 1,1 tỷ USD)
Bức tranh của Geffen có giá 140 triệu USD.
Được mệnh danh là tỷ phú trong thế giới điện ảnh, nhà sản xuất phim và âm nhạc Geffen cho biết những di sản trong ngành công nghiệp âm nhạc và phim ảnh của ông sẽ còn sống mãi theo thời gian.
Tuy nhiên, không chỉ tập trung trong ngành điện ảnh, tỷ phú này còn sưu tầm nhiều đồ mỹ nghệ. Với 20\% giá trị tài sản ròng được đầu tư vào nghệ thuật, hiện tại bộ sưu tập nghệ thuật có giá 1,1 tỷ USD của ông được đánh giá là bộ sưu tập đáng giá nhất trên thế giới. Năm 2006, ông từng bán một bức tranh trong bộ sưu tập với giá 140 triệu USD.
Tỷ phú Nasser Khalili
Đầu tư 93,0\% tài sản cho nghệ thuật (tương đương 930 triệu USD)
 
Bộ sưu tập với 20.000 tác phẩm nghệ thuật Hồi giáo của Khalili là một trong những bộ sưu tập tư nhân lớn nhất thế giới. Ông đã đóng góp không ít tác phẩm kinh điển của mình cho các bảo tàng nổi tiếng như Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan (New York) và Bảo tàng Anh ( London ).
Với niềm đam mê nghệ thuật, tỷ phú Khalili còn tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học, đồng thời cũng giữ chức trưởng khoa tại Đại học London, hay khoa nghệ thuật Hồi giáo và khảo cổ học tại trường Nghiên cứu phương Đông và châu Phi.
Theo ước tính, Khalili đã đầu tư khoảng 930 triệu USD trong tài sản 1 tỷ USD của mình cho nghệ thuật. Ông xứng danh là một trong những tỷ phú đam mê, hăng hái đầu tư cho nghệ thuật nhất.
Tỷ phú Norman Braman
Đầu tư 56,3\% giá trị tài sản cho nghệ thuật (tương đương 900 triệu USD)
 Norman Braman và vợ.
Không chỉ được biết đến là người bán dược phẩm, xe hơi, tỷ phú Norman Braman còn là người thường xuyên tham dự hội chợ nghệ thuật lớn nhất nước Mỹ Art Basel.
Trong những năm qua, Norman Braman và vợ của ông đã sưu tầm nhiều tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ tài ba như Picasso, Alexander Calder, và Andy Warhol. Bên cạnh việc sưu tầm, Norman Braman và vợ còn cực kì am hiểu nghệ thuật và biết "thưởng thức" chúng. Tỷ phú này cũng đóng góp nhiều công sức cho sự ra đời của hội chợ Art Base ở Miami (Hoa Kỳ).
Tỷ phú Doris F. Fisher
Đầu tư 34,8\% tài sản cho nghệ thuật (tương đương  800 triệu USD)
 
Cũng giống như David Geffen, Doris Fisher thành công nhờ đầu óc sáng tạo và khả năng kinh doanh tài giỏi. Là người đồng sáng lập The Gap, Fisher được Forbes bình chọn là một trong 100 phụ nữ quyền lực nhất, đồng thời là nhà sưu tầm nghệ thuật có sức ảnh hưởng lớn nhất.
Bộ sưu tập của nữ tỷ phú này khá lớn, gồm hơn 1000 tác phẩm của gần 200 nghệ sĩ khác nhau và đáng giá 800 triệu USD. Thậm chí, Fisher còn quyết định trưng bày những tác phẩm của bà tại Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại San Francisco để mọi người cùng chiêm ngưỡng.
Tỷ phú Leon Black
Đầu tư 22,1\% tài sản ròng cho nghệ thuật (tương đương 750 triệu USD)
 
Từng là một sinh viên chuyên ngành triết học và lịch sử tại đại học Dartmouht (Anh), nhưng Leon Black còn có khả năng kinh doanh nhờ những kiến thức tích lũy được khi học tại trường Harvard Business School (Hoa Kỳ).
Với những hiểu biết về nghệ thuật, ảnh hưởng của người mẹ từng là họa sĩ và người dì là chủ sở hữu các bộ sưu tập, tỷ phú Black có những cách nhìn nhận về nghệ thuật vô cùng tinh tế, sắc sảo.
Ông từng mua nhiều bức tranh vẽ từ phấn màu của họa sĩ Edvard Munch, những tác phẩm được coi là công trình mang tính biểu tượng nhất của nghệ thuật hiện đại. Ước tính, bộ sưu tập của Black có giá 750 triệu USD, trong đó chỉ riêng bức họa "The Scream" đã có giá 120 triệu USD.
Thương Trần (Theo Therichest)

Tin nổi bật